Mộ cổ 6000 năm là kính thiên văn đầu tiên trên thế giới?

Những ngôi mộ từ thời tiền sử ở châu Âu có thể được xây dựng với nhiều mục đích, không chỉ là nơi an nghỉ của các linh hồn từ nhiều thiên niên kỷ trước.

Mộ cổ 6000 năm là kính thiên văn đầu tiên trên thế giới? - 1

Một trong những ngôi mộ 6.000 năm tuổi ở Bồ Đào Nha

Theo các nhà nghiên cứu ở Anh, các ngôi mộ 6.000 năm tuổi ở Bồ Đào Nha có thể là những chiếc kính viễn vọng thiên văn đầu tiên của thế giới. Nó tạo ra một góc nhìn kiểu “đường hầm”, cho phép việc quan sát các ngôi sao trở nên dễ dàng hơn.

"Một ngôi mộ với đường hầm dài giúp bạn nhìn lên bầu trời như qua một cái ống", nhà thiên văn học Fabio Silva trong nhóm nghiên cứu nói với tờ The Guardian.

Người tiền sử có thể đã hướng góc nhìn của hầm mộ đến một phần cụ thể trên bầu trời, và việc nhìn qua đường hầm sẽ giúp loại bỏ các ánh sáng xung quanh gây xao nhãng. Ngoài ra, trong đường hầm rất tối, nó sẽ giúp đôi mắt của người tiền sử điều chỉnh với bóng tối, khiến việc phân biệt các chi tiết mờ nhạt như một ngôi sao ở xa dễ dàng hơn.

"Tất cả những gì họ làm là đảm bảo môi trường xung quanh thật tối, trừ khu vực nhỏ trên bầu trời mà họ muốn quan sát", Daniel Brown từ Đại học Nottingham Trent cho biết.

Mộ cổ 6000 năm là kính thiên văn đầu tiên trên thế giới? - 2

Ngôi mộ có thể là cách người tiền sử quan sát thiên văn mà không cần tới ống kính

Nhóm nghiên cứu cho rằng việc xây đường hầm đi vào nhiều ngôi mộ ở Bồ Đào Nha không phải là tự nhiên hay vô tình, mà có ý sử dụng nó như một chiếc kính thiên văn.

"Các ngôi mộ được xây dựng có thể hướng đến Aldebaran, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Kim Ngưu", Silva cho biết trong một thông cáo báo chí. "Việc tính toán thời gian ngôi sao này xuất hiện trong mùa là rất quan trọng."

Các nhà nghiên cứu cho rằng người tiền sử đã sử dụng những ngôi mộ như một một công cụ theo dõi lịch, giúp họ đánh dấu sự thay đổi của mùa để họ biết khi nào phải di chuyển đến vùng đất cao hơn vào mùa xuân. Chúng cũng có thể được sử dụng như một nghi thức, ban kiến thức đặc biệt cho những người được phép vào bên trong hầm mộ.

Mộ cổ 6000 năm là kính thiên văn đầu tiên trên thế giới? - 3

Các "kính thiên văn" tự chế giúp họ theo dõi các mùa

Nhóm các nhà khoa học vừa trình bày nghiên cứu của mình tại Hội nghị Thiên văn học quốc gia tại Nottingham, Anh đầu tuần này. Hiện, họ đang muốn mở rộng giả thuyết của mình bằng cách tái tạo điều kiện quan sát thiên văn như người tiền sử.

Một số lượng lớn các ngôi mộ ở châu Âu cũng có những đặc điểm giống nhau chưa được giải thích. "Có hơn 1.000 hầm mộ dọc bờ biển Đại Tây Dương ở phía tây bắc châu Âu. Mục đích sử dụng của chúng là câu hỏi của nhiều nhà khảo cổ học trong nhiều thế kỷ", nhà khảo cổ học Timothy Darvill từ Đại học Bournemouth ở Anh trả lời báo The Telegraph.

Mộ cổ 6000 năm là kính thiên văn đầu tiên trên thế giới? - 4

Ở châu Âu còn hàng nghìn ngôi mộ cổ bí ẩn, chưa rõ mục đích sử dụng

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - Bussiness Insider ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN