Manh mối mới về nguồn gốc COVID-19 lộ diện ở chợ Vũ Hán

Phân tích dữ liệu di truyền từ các mẫu dương tính với SARS-CoV-2 tại chợ hải sản ở Vũ Hán, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm ra manh mối liên kết nguồn gốc đại dịch với những con lửng chó.

Theo The New York Times, nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi ba nhà nghiên cứu nổi tiếng là Kristian Andersen (Đại học Arizona - Mỹ), Edward Holmes (Đại học Sydney - Úc) và Michael Worobey (Viện nghiên cứu Scripps) vừa tìm ra bằng chứng mới cho thấy nguồn gốc của đại dịch COVID-19 có thể liên quan đến những con lửng chó. hoang dã bị buôn bán trái phép trong chợ hải sản Hoa Nam (Vũ Hán - Trung Quốc).

Đây chính là ngôi chợ hải sản mà từ cuối năm 2019 đã bị chính quyền Trung Quốc nghi ngờ là nơi bắt nguồn của chuỗi lây nhiễm thảm khốc ở Vũ Hán.

Chợ hải sản ở Vũ Hán bị phong tỏa hồi năm 2019, khi các nhà khoa học nghi ngờ là nơi bắt nguồn của virus corona mới - Ảnh: SCIENCE

Chợ hải sản ở Vũ Hán bị phong tỏa hồi năm 2019, khi các nhà khoa học nghi ngờ là nơi bắt nguồn của virus corona mới - Ảnh: SCIENCE

Các nhà khoa học Trung Quốc, liên kết với Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, đã thu thập nhiều mẫu gạc từ các bề mặt khác nhau trong ngôi chợ. Dữ liệu di truyền từ virus trong các mẫu này được tải lên cơ sở dữ liệu quốc tế GISAID, một kho dữ liệu mở.

Một nghiên cứu từ Trung Quốc công bố năm 2022 xác nhận nhiều mẫu trong số đó dương tính với SARS-CoV-2, nhưng thừa nhận họ vẫn không thể xác định được vật chủ nào đã khơi nguồn cho chuỗi lây nhiễm. Nhóm này đặt ra giả thuyết rằng một người nào đó đã mang mầm bệnh ban đầu vào ngôi chợ.

Thế nhưng nghiên cứu quốc tế mới chỉ ra một manh mối ngược lại: Họ tìm thấy vật liệu di truyền dồi dào của những con lửng chó. trong một mẫu dương tính với SARS-CoV-2, cho thấy virus này đã tồn tại chung với sinh vật này trong chuồng nuôi nhốt.

Việc buôn bán lửng chó. là trái phép ở Trung Quốc và chúng đã được dọn sạch trước khi các nhà khoa học tiến hành lấy mẫu, đó có thể là lý do ban đầu người ta không nghĩ đến chúng trong cuộc tìm kiếm nguồn gốc mầm bệnh.

Dù rằng điều này không giúp khẳng định các con lửng chó. này mang bệnh hay chúng là thứ đầu tiên nhiễm bệnh trong ngôi chợ, nhưng là một manh mối quý giá cho cuộc lần tìm đầy khó khăn đối với nguồn gốc của đại dịch COVID-19.

Đồng tác giả, nhà virus học Angela Rasmussen từ Đại học Saskatchewan (Canada) nói với The New York Times: “Đây là một dấu hiệu thực sự mạnh mẽ cho thấy động vật ở chợ đã bị nhiễm bệnh. Thực sự không có lời giải thích nào khác hợp lý cả”.

Bình luận về phát hiện, nhà virus học Seema Lakdawala từ Đại học Emory (Mỹ) người không tham gia nghiên cứu cho biết: “Điều này thực sự củng cố trường hợp có nguồn gốc tự nhiên".

Hiện nay trên thế giới có hai giả thuyết chính về nguồn gốc COVID-19: Một là do một động vật hoang dã chưa biết phát tán; hai là do sự cố từ phòng thí nghiệm. BÌnh luận của nhà virus học Seema Lakdawala có nghĩa là các phát hiện của nhóm nghiên cứu quốc tế này là một cú ghi điểm mới cho phe ủng hộ giả thuyết virus có nguồn gốc tự nhiên, do động vật hoang dã lây cho con người.

Cộng đồng khoa học vẫn đang chờ nhóm nghiên cứu công bố chính thức báo cáo, với những chi tiết cụ thể hơn.

Các nghiên cứu, manh mối về nguồn gốc đại dịch hiện được nhiều quốc gia thúc đẩy. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tìm ra nguồn gốc COVID-19 là điều cực kỳ quan trọng để có thể đi đến một tuyên bố kết thúc đại dịch.

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng Giám đốc WHO: Tìm ra nguồn gốc COVID-19 là 'mệnh lệnh đạo đức'

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng việc tìm ra nguồn gốc của COVID-19 không chỉ là yêu cầu khoa học mà còn là mệnh lệnh đạo đức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN