Lộ “quả bom phóng xạ hẹn giờ” khổng lồ trên Trái đất

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Các mảnh vụn phóng xạ lưu trữ trong dòng sông băng đang trở thành một quả bom hẹn giờ nguy hiểm, trong bối cảnh băng không ngừng tan chảy vì biến đổi khí hậu.

Lộ “quả bom phóng xạ hẹn giờ” khổng lồ trên Trái đất - 1

Một lượng lớn chất thải phóng xạ được tích tụ bên dưới các dòng sông băng lạnh giá.

Theo Live Science, diện tích các dòng sông băng của Trái đất đang thu nhỏ một cách nhanh chóng. Nghiên cứu gần đây cho thấy tốc độ tan chảy của băng cao hơn 18% so với dự đoán trước đây và gấp 5 lần tốc độ so với giai đoạn những năm 1960.

Băng tan gây ra nhiều hệ lụy như để lộ xác người chết, virus cổ đại, làm gia tăng lượng khí thải nhà kính. Mới đây nhất, một nghiên cứu đã chỉ ra hệ quả đáng sợ khác. Đó là một lượng lớn bụi hạt nhân bị chôn vùi trong tảng băng khổng lồ của Trái đất

Nghiên cứu gần đây được trình bày tại Đại hội đồng Liên minh khoa học địa chất châu Âu, cho thấy các mảnh vụn phóng xạ tồn tại trong dòng sông băng đang trở thành một quả bom hẹn giờ nguy hiểm.

Caroline Clason, tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Plymouth, nói: “Các nghiên cứu trước đây về các sự cố hạt nhân chỉ tập trung vào tác động của chúng lên sức khỏe con người và hệ sinh thái. Nhưng có bằng chứng cho thấy những dòng sông băng đã và đang tích lũy phóng xạ đến mức nguy hiểm”.

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phân tích hàm lượng phóng xạ ở các dòng sông băng tại Bắc Cực, Nam Cực, dãy núi Alps, dãy núi Kavkaz và nhiều nơi khác.

Kết quả là nồng độ chất phóng xạ trong lớp băng dày trung bình cao gấp 10 lần so với các khu vực khác.

Theo nhóm nghiên cứu, các thảm họa hạt nhân như Chernobyl hoặc Fukushima đã phát tán bụi phóng xạ đi rất xa. Bụi phóng xạ mặt đất dưới dạng mưa axit, được hấp thụ vào đất hoặc được thực vật tiêu thụ.

Một phần hạt bụi phóng xạ đã bay đến các cực, nơi chúng rơi xuống dưới dạng tuyết và tích tụ trong lớp băng dày.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy dấu vết phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân từ hàng chục năm trước.

"Chúng tôi đang nói về thử nghiệm vũ khí từ những năm 1950 và 1960, thời kỳ phát triển bom và các vũ khí nặng”, Clason giải thích.

Các nhà nghiên cứu hiện đang phân tích xem một khi lượng phóng xạ này phát tán trở lại môi trường vì băng tan, thì sẽ gây ra hậu quả như thế nào với con người.

"Nồng độ phóng xạ rất cao đã được tìm thấy trong các dòng sông băng. Nhưng chúng ta vẫn chưa biết tác động chính xác của chúng và đó là điều các nhà khoa học đang tìm hiểu”, Clason nói thêm.

Băng tan trên núi Everest để lộ hàng trăm thi thể người

Băng tan trên núi Everest đang dần để lộ thi thể của hàng trăm nhà leo núi đã chết trong khi cố gắng leo lên đỉnh núi,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Live Science ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN