Kỳ quan của loài người bị bỏ rơi trong rừng nước Nga nhiều thập kỷ

Sự kiện: Tin tức Nga

40 năm qua, xác chiếc máy bay trực thăng Mi-6 khổng lồ đã bị bỏ hoang trong đầm lầy, trong thời gian đó phần đuôi và động cơ của nó đã bị đánh cắp. Chưa một lần nào phương tiện truyền thông khu vực đưa tin về bất kỳ kế hoạch nào thu hồi chiếc trực thăng.

Do lỗi tiếp nhiên liệu, chiếc trực thăng Mi-6 khổng lồ buộc phải hạ cánh xuống đầm lầy. Nhưng nó còn lâu mới trở thành chiếc máy bay bị bỏ rơi duy nhất ở Nga.

Trực thăng Mi-6 từng là chiếc trực thăng lớn nhất thế giới, cho đến khi trực thăng đàn em Mi-26 cũng của Liên Xô ra đời. Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng từng sử dụng Mi-6 trong cuộc chiến Tây Nam chống bè lũ Khmer Đỏ.

Kỳ quan của loài người bị bỏ rơi trong rừng nước Nga nhiều thập kỷ - 1

Vào ngày 8 tháng 8 năm 1981, một chiếc trực thăng Mi-6 đang thực hiện chuyến thám hiểm tìm kiếm dầu mỏ, đã dừng tiếp nhiên liệu tại căn cứ Khalampur ở quận Yamalo-Nenets (cách Moscow 2.400 km). Chiếc trực thăng được bổ sung dầu đã cất cánh, nhưng sau năm phút bay khó khăn ở độ cao 150 mét, cả hai động cơ đều hỏng.

Kỳ quan của loài người bị bỏ rơi trong rừng nước Nga nhiều thập kỷ - 2

Phi hành đoàn gồm 5 người đã hạ cánh xuống một khu vực đầm lầy cách thành phố Tarko-Sale 60 km về phía đông nam. Không ai bị thương, nhưng chiếc trực thăng bị thiệt hại đáng kể.

Quá trình điều tra cho thấy nhân viên tiếp nhiên liệu tại cơ sở này đã đổ nhầm xăng pha nước vào bình khiến động cơ bị hỏng.

Trong 40 năm qua, xác chiếc máy bay trực thăng đã bị bỏ hoang trong đầm lầy, trong thời gian đó phần đuôi và động cơ của nó đã bị đánh cắp. Chưa một lần nào phương tiện truyền thông khu vực đưa tin về bất kỳ kế hoạch nào thu hồi chiếc trực thăng.

Chiếc Mi-6 đó hoàn toàn không phải là máy bay Liên Xô duy nhất bị bỏ rơi giữa đầm lầy hoặc rừng rậm. Ví dụ, chỉ cách Moscow một giờ lái xe, trong khu phố Lugovaya ở thị trấn Lobnya, bạn có thể tìm thấy một chiếc “máy hút bụi” AN-2 bị bỏ hoang được sản xuất vào năm 1949. Nó được chủ một quán cà phê địa phương mua và lắp đặt.

Kỳ quan của loài người bị bỏ rơi trong rừng nước Nga nhiều thập kỷ - 3

Một chiếc máy bay khác, lần này là chiếc Tu-134 có niên đại năm 1974, đang nằm trên bờ biển cách Vladivostok 50 km, trên địa điểm của một trại cải tạo trước đây.

Kỳ quan của loài người bị bỏ rơi trong rừng nước Nga nhiều thập kỷ - 4

Theo truyền thông địa phương, nó đã được một doanh nhân địa phương mua và chuyển đến đó với ý định khôi phục máy bay và xây một khách sạn bên cạnh nó, nhưng đại dịch đã cản trở kế hoạch của anh ta. Giờ đây, người dân địa phương và khách du lịch đến để xem chiếc máy bay bị bỏ rơi và chụp ảnh tự sướng cho gia đình.

Cỗ máy bay bị bỏ rơi hùng vĩ nhất của Nga là máy bay đổ bộ lớp Lun, cỗ máy lai giữa máy bay và tàu chiến đấu duy nhất trên thế giới, nằm trên bờ biển Caspi ở Derbent, Dagestan (cách Moscow khoảng 2.000 km).

Kỳ quan của loài người bị bỏ rơi trong rừng nước Nga nhiều thập kỷ - 5

Việc chế tạo máy bay tấn công đổ bộ bắt đầu tại nhà máy Volga ở Nizhny Novgorod (cách Moscow 422 km) vào năm 1983, và đến năm 1986 thì nó được hạ thủy. Với tốc độ tối đa 500 km / h, tàu/máy bay lớp Lun được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công tên lửa chống lại tàu mặt nước của đối phương.

Năm 1990, tàu Lun được đưa vào hoạt động thử nghiệm, nhưng một năm sau đó, dự án phải đóng cửa do Liên Xô sụp đổ và cạn kiệt ngân quỹ. Trong nhiều năm, nó được đặt tại thành phố Kaspiysk, nơi nó đã trải qua quá trình thử nghiệm. Sau đó, vào tháng 7 năm 2020, chiếc Lun được chuyển đến địa điểm của Công viên Patriot đã được lên kế hoạch ở Derbent. Không biết chính xác khi nào công viên sẽ được xây dựng, nhưng người dân địa phương và khách du lịch từ khắp nước Nga đã bận rộn chụp ảnh “quái vật biển” nổi tiếng nhất khu vực.

Nguồn: [Link nguồn]

Hiệu ứng bất ngờ từ dịch Covid-19 với “kỳ quan nổi” giữa lòng Italia

Dịch Covid-19 đang khiến hàng loạt điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất Italia rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ, và Venice...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Minh ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN