Hồ sâu nhất TG gặp khủng hoảng nghiêm trọng nhất lịch sử

Trong vài năm trở lại đây, hồ Baikal bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một loạt các hiện tượng xấu.

Hồ sâu nhất TG gặp khủng hoảng nghiêm trọng nhất lịch sử - 1

Ảnh chụp hồ Baikal ở Siberia, Nga vào mùa hè

Hồ Baikal đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất lịch sử hiện đại khi loài cá biểu tượng sống ở đây nhiều thế kỷ qua hiện đang bị đe doạ.

Chiếm 1/5 lượng nước ngọt chưa đóng băng của thế giới, hồ Baikal ở Siberia, Nga là một kỳ quan thiên nhiên có "giá trị đặc biệt đối với khoa học tiến hóa". Đây cũng là di sản thế giới được Unesco công nhận, theo Guardian.

Baikal là nơi có hệ sinh thái vô cùng đa dạng, bao gồm hơn 3.600 loài thực vật và động vật, hầu hết là loài đặc hữu của hồ. Do đó, hồ luôn là một điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hồ Baikal đã bị ảnh hưởng nghiệm trọng bởi một loạt các hiện tượng xấu – trong đó có những hiện tượng vẫn còn là bí ẩn đối với giới khoa học.

Các hiện tượng xấu bao gồm sự biến mất của cá omul, sự phát triển nhanh chóng của tảo thối và cái chết của các loài bọt biển đặc hữu.

Hồ sâu nhất TG gặp khủng hoảng nghiêm trọng nhất lịch sử - 2

Hồ Baikal đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất lịch sử hiện đại

Bắt đầu từ tháng 10, chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá omul - một loài cá hồi chỉ có thể được tìm thấy ở Baikal. Họ lo sợ về "hậu quả không thể đảo ngược được", cơ quan thủy sản Nga cho biết.

Tổng sinh khối cá omul ở Baikal đã giảm hơn một nửa so với 15 năm về trước, từ 25 triệu tấn xuống 10 triệu, cơ quan này cho biết.

Nhà sinh vật học Anatoly Mamontov nhận định nguyên nhân của sự suy giảm có thể là do săn bắt cá không kiểm soát cùng áp lực tăng lên từ khí hậu.

"Nước hồ Baikal chịu ảnh hưởng lớn từ khí hậu", ông nói. "Hiện đang có hạn hán, sông bắt đầu cạn, chất dinh dưỡng giảm đi. Bề mặt của Baikal nóng lên và cá omul không thích nước ấm”.

Unesco tháng trước đã "lưu ý mối lo ngại rằng hệ sinh thái của hồ đang bị căng thẳng nghiêm trọng" và việc giảm trữ lượng cá chỉ là một hậu quả có thể nhìn thấy.

Một mối nguy hiểm khác đối với hệ sinh thái của hồ là sự bùng nổ của tảo nở hoa bất thường và lớp tảo Spirogyra thối rữa. Điều này cho thấy hồ không còn khả năng hấp thụ sự ô nhiễm của con người mà không có hậu quả, theo các nhà khoa học.

Oleg Timoshkin, nhà sinh vật học Nga, nhận định: "Tôi chắc chắn 150% rằng lý do là nước thải từ các thị trấn chảy vào hồ mà không có phương pháp xử lý thích hợp”.

TQ xây ống 1.000km qua Mông Cổ lấy nước từ hồ Nga

Trung Quốc đang có kế hoạch lấy nước từ hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, bơm về tỉnh Cam Túc hạn hán của nước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - The Guardian ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN