Hé lộ hình ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ nuốt chửng vạn vật

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến đã lần đầu tiên ghi lại hình ảnh của hố đen ở trung tâm thiên hà Messier 87, cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng.

Hé lộ hình ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ nuốt chửng vạn vật - 1

Hình ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ nuốt chửng vạn vật.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), hình ảnh đầu tiên này được kỳ vọng sẽ làm thay đổi hiểu biết của con người về hố đen – một trong những dạng vật chất bí ẩn nhất vũ trụ.

Trong bức ảnh, người xem có thể thấy vầng sáng tạo thành từ bụi và khí bao quanh siêu hố đen ở trung tâm của thiên hà Messier 87, cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng.

Bản chất hố đen giống như một “cách cửa sập”, nuốt chửng vạn vật, bao gồm cả ánh sáng nên là vật thể không nhìn thấy được bằng mắt thường.

Bằng phương pháp đặc biệt, các nhà khoa học đã ghi hình được hố đen. Mạng lưới 8 kính viễn vọng vô tuyến trên khắp thế giới đã cùng hợp tác để cho ra bức ảnh trên.

"Hố đen là vật thể bí ẩn nhất trong vũ trụ. Chúng tôi đã thấy những gì chúng tôi từng cho là không thể quan sát. Chúng tôi đã chụp được bức ảnh của một hố đen", Sheperd Doeleman, Giám đốc dự án EHT, nghiên cứu viên ở Đại học Harvard, nói.

Hình dạng giống như lưỡi liềm của vầng sáng trong ảnh là do các hạt nằm ở phía hướng về Trái đất. Bóng tối bên trong đánh dấu mép của chân trời. Đây là điểm không thể quay lại, nơi không vật chất nào hay ánh sáng có thể di chuyển đủ nhanh để thoát khỏi lực hấp dẫn của hố đen.

Tiến sĩ Lu Rusen, chuyên gia thiên văn học tại Đài quan sát Thiên văn Thượng Hải, nói: “Einstein đã đúng”, ám chỉ nhà vật lý thiên tài tình dự đoán về sự tồn tại của hố đen. Einstein lần đầu tiên nhắc đến hố đen trong tuyết tương đối, dù bản thân ông vẫn hoài nghi liệu chúng có thực sự tồn tại hay không.

Tàu vũ trụ Nhật phát hiện điều bất ngờ ở nơi cách Trái đất 300 triệu km

Tàu vũ trụ không người lái Hayabusa 2 đã có phát hiện bất ngờ sau một tháng đáp thành công xuống tiểu hành tinh ở cách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN