Hài cốt thiếu nữ 7.200 năm hé lộ nền văn hóa chưa từng được biết đến

Kết quả phân tích ADN hài cốt một thiếu nữ qua đời cách đây 7.200 năm trên đảo Sulawesi, Indonesia, đã hé lộ bí mật về một nhóm người có nền văn hóa riêng, chưa từng được biết đến trong lịch sử.

Nơi các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt thiếu nữ cách đây 7.200 năm.

Nơi các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt thiếu nữ cách đây 7.200 năm.

CNN trích dẫn một nghiên cứu mới cho biết, nhóm người khác biệt này chưa từng được biết đến ở bất kì nơi nào khác trên thế giới. Nghiên cứu được công bố ngày 25.8 trên tạp chí Nature.

“Chúng tôi đã tìm thấy ADN của người cổ đại đầu tiên sống ở vùng đảo nằm giữa châu Á và Úc, nơi được gọi là Wallacea”, Adam Brumm, đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư khảo cổ học tại Trung tâm Nghiên cứu Úc về Tiến hóa Con người của Đại học Griffith, nói trên CNN.

Đây là những người hiện đại đầu tiên sống ở quần đảo Wallacea, chủ yếu gồm nhóm đảo Indonesia như Sulawesi, Lombok and Flores, nằm trong chuỗi di cư từ Á-Âu tới lục địa Úc cách đây khoảng 50.000 năm.

Tuyến đường chính xác mà những người cổ đại di chuyển cho đến nay vẫn chưa được biết tới.

“Chắc hẳn họ đã sử dụng những con thuyền phức tạp để di chuyển qua những hòn đảo, vì không có tuyến đường bộ kết nối các đảo với nhau. Ngay cả ở giai đoạn đỉnh của kỷ băng hà, khi mực nước nông hơn 140 mét so với mực nước biển ngày nay”, giáo sư Brumm nói.

Phần hộp sọ của thiếu nữ được sử dụng để trích xuất mẫu ADN.

Phần hộp sọ của thiếu nữ được sử dụng để trích xuất mẫu ADN.

Các công cụ và bức họa khắc trên tường cho thấy nhóm người này đã sống trên các đảo ở Indonesia cách đây 47.000 năm. Nhưng các mẫu hóa thạch và ADN bị tan rã nhanh chóng do môi trường khí hậu nhiệt đới.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hài cốt của một thiếu nữ khoảng 17 tuổi trong hang động trên đảo Sulawesi năm 2015.

Thiếu nữ này qua đời cách đây 7.200 năm, thuộc về nhóm người có nền văn hóa chưa từng được biết đến.

“Toalean là tên mà các nhà khảo cổ đặt cho một nền văn hóa khá bí ẩn của những người săn bắn hái lượm sống ở vùng đồng bằng và núi rừng Nam Sulawesi, từ khoảng 8.000 năm trước cho đến khoảng thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên”, giáo sư Brumm giải thích. “Họ đã tạo ra những công cụ bằng đá rất đặc biệt, bao gồm những đầu mũi tên nhỏ, được chế tác tinh xảo, mà không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác”.

Các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt thiếu nữ trong hang động Leang Panninge ở Indonesia.

Các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt thiếu nữ trong hang động Leang Panninge ở Indonesia.

Bộ xương thiếu nữ trẻ là hài cốt đầu tiên thuộc về nền văn hóa trên. Tác giả nghiên cứu, Selina Carlhoff, đã trích xuất thành công mẫu ADN dựa trên mẫu xương ở phần hộp sọ. Carlhoff là chuyên gia tại Viện Max Planck ở Đức, chuyên nghiên cứu về Khoa học Lịch sử Nhân loại.

Kết quả phân tích ADN được coi là hết sức đáng giá. Cô gái trẻ đến từ một nhóm người hiện đại đầu tiên tới Wallacea cách đây 50.000 năm. Nhưng không phải là thủy tổ của người bản địa Úc và Papua ngày nay.

“Đó là một nhóm người có nền văn hóa riêng sống ở quần đảo Wallacea mà chúng ta chưa từng biết đến cho đến nay. Các mẫu xương tìm thấy là hết sức hiếm có”, giáo sư Brumm nói.

Các nhà khảo cổ hiện không có manh mối về hậu duệ của nhóm người bí ẩn trên. Không rõ chuyện gì xảy ra với nền văn hóa Toalean khiến nhóm người này biến mất.

Nguồn: [Link nguồn]

Dung mạo vua Pharaoh Ai Cập được tái tạo từ bộ hài cốt khiến cộng đồng mạng trầm trồ

Nhiều cư dân mạng không khỏi trầm trồ trước nhan sắc của vị vua Ai Cập cổ đại. Khuôn mặt sở hữu những đường nét...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN