Điều xảy ra ở cường quốc châu Âu khi áp trừng phạt Nga

Sau các lệnh trừng phạt liên quan đến việc nhập khẩu khí đốt, dầu và than đá Nga, nền kinh tế của quốc gia thuộc EU bị ảnh hưởng nặng nề hơn các thành viên khác trong khối.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: DPA

Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: DPA

Theo Sputnik, Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) ngày 29/4 tuyên bố, lạm phát ở nước này đã cao hơn dự đoán trong tháng 4 do giá năng lượng và lương thực liên tục tăng cao.

Lạm phát toàn phần của Đức tăng ở mức 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Destatis, giá tiêu dùng ở Đức trong tháng 4 tăng lên mức 2,4%, cao hơn mức 2,3% trong tháng 3.

Theo Sputnik, lần gần nhất tỷ lệ lạm phát của Đức thấp hơn con số hiện tại là vào tháng 4/2021. Khi đó, tỷ lệ là 2%.

"Lạm phát toàn phần ở Đức tăng nhẹ trong tháng 4 do chi phí năng lượng tăng cao và có khả năng sẽ tăng mạnh trong tháng tới do tác động cơ bản của giá vận tải", nhà kinh tế học Martin Ademmer của trang Bloomberg bình luận.

Nhà kinh tế học Ralph Solveen của ngân hàng tư nhân Commerzbank  (có trụ sở ở Đức) cũng cho rằng tỷ lệ lạm phát có thể sẽ tiếp tục tăng trong vài tháng tới.

Thống kê ở Đức cho thấy, tại một số bang của nước này, giá tiền chi cho việc sưởi ấm đã tăng đáng kể.

Vốn là một cường quốc kinh tế ở châu Âu, Đức bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các lệnh trừng phạt với nhập khẩu khí đốt, dầu và than đá Nga, liên quan đến xung đột ở Ukraine, cũng như hậu quả từ vụ phá hoại đường ống Nord Stream 1 và 2.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức đã khiến cường quốc của EU rơi vào suy thoái trong năm ngoái, với hệ quả là quá trình phi công nghiệp hóa và lạm phát nhức nhối.

Nguồn: [Link nguồn]

Các nhà hoạt động Thụy Sĩ được chính đảng có ảnh hưởng nhất hậu thuẫn, đã thu thập đủ số chữ ký cần thiết để kích hoạt một cuộc trưng cầu dân ý về việc khôi phục lại lập trường trung lập của quốc gia.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Sputnik ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN