Cựu sĩ quan Mỹ chỉ ra điểm yếu của phương Tây từ xung đột ở Ukraine

Có khả năng cuộc chiến trong tương lai giữa các cường quốc có thể rất giống với những gì diễn ra ở Ukraine, và quân đội phương Tây chưa sẵn sàng cho cuộc xung đột lâu dài và mang tính tiêu hao như vậy, một cựu sĩ quan quân đội Mỹ nhận định.

Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở tiền tuyến vùng Donetsk vào ngày 7/2/2024.

Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở tiền tuyến vùng Donetsk vào ngày 7/2/2024.

Cựu sĩ quan Mỹ kêu gọi phương Tây thay đổi chiến lược, phương thức kiểm soát các nguồn lực và tăng cường huấn luyện theo hướng đối phó cuộc chiến tiêu hao, theo Insider.

“Trong một cuộc chiến tranh tiêu hao, các hoạt động quân sự được định hình bởi năng lực bù đắp tổn thất, tạo ra các lực lượng chiến đấu mới chứ không phải chú trọng vào chiến thuật  và sự cơ động", cựu trung tá Mỹ Alex Vershinin nhận định trong bài xã luận do Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) đăng tải hôm 18/3.

Không giống như cách Mỹ và phương Tây tiến hành xung đột nhằm đánh bại đối phương một cách nhanh chóng, cuộc chiến tiêu hao cần có thời gian, có thể là nhiều năm. "Bên nào chấp nhận tổn thất và tập trung vào việc duy trì xung đột, gây thiệt hại tối đa cho đối phương hơn là kiểm soát lãnh thổ thì nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng. Phương Tây chưa sẵn sàng cho kiểu chiến tranh như vậy", ông Vershinin nói.

Một binh sĩ Ukraine nạp đạn cho súng máy trong giao tranh vào ngày 17/8/2023.

Một binh sĩ Ukraine nạp đạn cho súng máy trong giao tranh vào ngày 17/8/2023.

Ông Vershinin nhận định, cuộc xung đột tương lai giữa các cường quốc có thể được quyết định bởi năng lực bù đắp tổn thất và duy trì chiến đấu. Các cường quốc quân sự có nguồn lực to lớn, nghĩa là có thể kéo dài xung đột giống như ở Ukraine.

"Chiến thắng trong cuộc chiến tiêu hao nhờ vào năng lực huy động thông qua ngành công nghiệp quốc phòng. Quân đội một quốc gia sẽ mở rộng nhanh chóng trong một cuộc xung đột như vậy, đòi hỏi số lượng lớn xe bọc thép, máy bay không người lái (UAV), sản phẩm điện tử và các thiết bị chiến đấu khác", ông Vershinin phân tích.

Một yếu tố quan trọng là năng lực tấn công tầm xa nhằm vào sâu trong lãnh thổ đối phương để gây tổn hại cho các cơ sở hạ tầng. Yếu tố này cũng xuất hiện trong xung đột ở Ukraine khi hai bên, đặc biệt là Nga liên tục tấn công các cơ sở năng lựợng, nhà máy sản xuất vũ khí.

Cuộc xung đột ở Ukraine cũng cho thấy tầm quan trọng của việc nhanh chóng bổ sung lực lượng bù đắp tổn thất trên chiến trường.

Xét về những yếu tố trên, Nga đang làm tốt hơn Ukraine khi tiếp tục duy trì chiến đấu một cách ổn định trong năm thứ ba của cuộc xung đột.

Theo ông Vershinin, quân đội phương Tây có thể đối mặt tình cảnh tương tự như Ukraine. Đó là một khi các đơn vị tinh nhuệ trở nên kiệt quệ và mệt mỏi, sẽ rất khó để xây dựng các lực lượng thay thế trong thời gian ngắn.

Mô hình hiệu quả nhất mà ông Vershinin đề cập là phương thức xây dựng quân đội theo kiểu NATO kết hợp với năng lực sẵn sàng huy động một lượng lớn quân nhân dự bị của Nga.

Các cuộc xung đột trong tương lai cũng có thể rất giống với xung đột ở Ukraine, đặc biệt là áp dụng công nghệ mới vào giao tranh. ĐIều này càng khiến việc lập kế hoạch và xây dựng hậu cần một cách quy mô trở nên quan trọng, ông Vershinin kết luận.

Nguồn: [Link nguồn]

NATO hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga trên cơ sở đảm bảo an ninh cho các nước thành viên ở sườn đông. Nhưng khi tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát, NATO đang có dấu hiệu có thể can dự trực tiếp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Insider ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN