Cuộc sống trong bóng tối ở thành phố Nga không có ánh Mặt trời suốt một tháng

Sự kiện: Tin tức Nga

Mỗi năm, cư dân ở thành phố Murmansk, trải qua 40 ngày mùa đông hoàn toàn chìm trong bóng tối, kéo dài từ ngày 2.12 đến ngày 10.1. Những ngày mùa đông lạnh giá ghi nhận mức nhiệt độ âm, thậm chí xuống tới âm 30 độ C.

Ảnh chụp tại Murmansk lúc 11 giờ 32 phút trưa, khi Mặt Trời đang ở điểm cao nhất, ngay dưới đường chân trời

Ảnh chụp tại Murmansk lúc 11 giờ 32 phút trưa, khi Mặt Trời đang ở điểm cao nhất, ngay dưới đường chân trời

Theo Daily Mail, thành phố Murmansk, trước có tên là Romanov-on-Murman vào năm 1916, khi Sa hoàng Nicholas II tìm kiếm một cảng không có băng để có thể nhận viện trợ từ các đồng minh của Nga trong chiến tranh. Trong vòng vài tháng kể từ khi thành lập thành phố, Sa hoàng bị lật đổ, và thành phố được đổi tên thành Murmansk.

Trong giai đoạn Thế chiến 2, Murmansk lại tiếp tục trở thành thành phố quan trọng với Liên Xô và đồng minh phương Tây. Murmansk là cảng chính nhận hàng tiếp tế cho Hồng quân Liên Xô. Năm 1941, Murmansk đứng vững trước đợt tấn công của phát xít Đức và Phần Lan. Thành phố gần như bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh.

Cảnh tượng ở Murmansk trong một trận bão tuyết lúc 3 giờ chiều.

Cảnh tượng ở Murmansk trong một trận bão tuyết lúc 3 giờ chiều.

Ngày nay, Murmansk là thành phố lớn nhất ở Vòng Bắc cực. Vị trí địa lý đặc biệt khiến thành phố có quãng thời gian dài Mặt trời không bao giờ lặn vào mùa hè (từ ngày 22.5-23.7) và không bao giờ mọc vào mùa đông (ngày 2.12 đến ngày 10.1).

Konstantin, một cựu thủy thủ, nói cuộc sống ở Murmansk hết sức hoang sơ và tự nhiên. Nhưng sống ở đây quá lâu cũng khiến người ta mệt mỏi. Đặc biệt là trong quãng thời gian không có ánh sáng Mặt trời. Một tài xế taxi ở Murmansk nói trong quãng thời gian chìm trong bóng tối, anh ta “có thể ngủ bất kì lúc nào thích”.

Trên đỉnh đồi ở thành phố là một tượng đài có từ thời Liên Xô.

Trên đỉnh đồi ở thành phố là một tượng đài có từ thời Liên Xô.

Murmansk đặc biệt phát triển ở thời Liên Xô, nhưng dân cư ở đây không ngừng di cư đến nơi khác để có điều kiện sống tốt hơn. Kết quả là số dân ở Murmansk từ 468.000 người vào năm 1989 đã giảm xuống 292.000 vào ngày nay. Tỉ lệ phụ nữ ở Murmansk là khoảng 54%.

Ở Murmansk ngày nay vẫn còn gìn giữ nhiều công trình từ thời Liên Xô. Đường sắt ở Murmansk hoạt động 24/24 giờ, chủ yếu là vận chuyển than đá. Ngành khai thác khoáng sản gần như là ngành nghề duy nhất còn hái ra tiền ở Murmansk, sau khi ngành đánh bắt cá chịu ảnh hưởng nặng nề của lệnh cấm vận phương Tây.

Cuộc sống ở Murmansk lúc 2 giờ chiều.

Cuộc sống ở Murmansk lúc 2 giờ chiều.

Những năm 1990, các nhà khoa học Nga từng có kế hoạch đưa một tấm gương khổng lồ lên vũ trụ để lấy ánh nắng soi sáng Murmansk trong những ngày mùa đông. Dự án tham vọng này cuối cùng bị hủy bỏ khi nước Nga chìm trong bất ổn kinh tế thời hậu Liên Xô.

Kể từ năm 2014, khi giá trị tiền rúp giảm mạnh, làn sóng du khách Trung Quốc đến Murmansk tăng vọt, Mihail Tochilov, hướng dẫn viên địa phương, nói.

Đường sắt ở Murmansk chủ yếu phục vụ nhu cầu vận chuyển than đá.

Đường sắt ở Murmansk chủ yếu phục vụ nhu cầu vận chuyển than đá.

Năm 2018, có 64.000 du khách nước ngoài đến Murmansk, chủ yếu là người Trung Quốc. Con số này là rất ấn tượng so với thời điểm năm 2013 chỉ có 200 du khách Trung Quốc đến Murmansk.

Dân ở Murmansk đặc biệt thích uống bia, có người mua 10 lít bia cho gia đình trong ngày cuối tuần.

Dân ở Murmansk đặc biệt thích uống bia, có người mua 10 lít bia cho gia đình trong ngày cuối tuần.

Một cô gái đến từ Quảng Đông, Trung Quốc, giải thích lý do đến Murmansk ngắm cực quang, thay vì Na Uy hay Phần Lan là vì chi phí rẻ. “Nga và Trung Quốc là bạn tốt”, cô gái nói.

Cảnh tượng ở Murmansk thời điểm giữa trưa.

Cảnh tượng ở Murmansk thời điểm giữa trưa.

Các bức ảnh đăng tải trên Daily Mail trở nên rực rỡ hơn nhờ công nghệ phơi sáng mới được áp dụng trên các dòng iPhone 11 mới.

Làn sóng du khách Trung Quốc đến Murmansk đã tăng vọt trong vài năm qua.

Làn sóng du khách Trung Quốc đến Murmansk đã tăng vọt trong vài năm qua.

Nguồn: [Link nguồn]

Ảnh: Cuộc sống trong mỏ vàng lạnh giá nhất thế giới

Nằm tại vòng Bắc cực, mỏ vàng Kupol ở vùng Siberia là một trong những nơi có điều kiện làm việc khắc nghiệt nhất thế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN