Cỗ máy tình báo Mỹ - Trung quyết liệt săn lùng nhau

Điệp viên Trung Quốc sử dụng các trang mạng xã hội, đặc biệt là LinkedIn, để phát hiện những tân binh tiềm năng. Theo các quan chức đương nhiệm và nghỉ hưu, bất cứ khi nào một người Mỹ đảm nhận công việc tình báo, họ sẽ thấy rất nhiều người Trung Quốc tiếp cận trên mạng xã hội.

Cuộc đua do thám đang diễn ra quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc. (Đồ họa: Foreign Policy)

Cuộc đua do thám đang diễn ra quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc. (Đồ họa: Foreign Policy)

Khi chiếc khinh khí cầu Trung Quốc trôi trên lục địa Mỹ hồi tháng 2, tình báo Mỹ biết rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nổi giận với các tướng quân đội nước này.

Cộng đồng tình báo Mỹ đánh giá rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc không phản đối những hoạt động do thám nhiều rủi ro ở Mỹ, nhưng quân đội Trung Quốc có thể đã không thông báo với ông Tập về chuyện khinh khí cầu.

Giới chức Mỹ không tiết lộ cách các cơ quan tình báo nắm được thông tin này, nhưng cho biết sau khi chuyện chiếc khinh khí cầu trở nên ầm ĩ và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hủy chuyến thăm Bắc Kinh, ông Tập đã mắng mỏ các tướng cấp cao vì không báo cáo.

Cuộc khủng hoảng đó khiến nhiều người chú ý đến cuộc đua gián điệp bí mật và quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc. Khinh khí cầu cho thấy nỗ lực quyết liệt của Bắc Kinh nhằm có được thông tin tình báo về Mỹ, cũng như năng lực ngày càng lớn của Washington nhằm thu thập thông tin về Trung Quốc.

Đối với Washington, do thám là một phần quan trọng trong chiến lược nhằm kiềm chế sự trỗi dậy về quân sự và công nghệ của Trung Quốc, phù hợp với tư duy của họ rằng Bắc Kinh trở thành thách thức dài hạn lớn nhất đối với quyền lực của Mỹ.

Những nỗ lực của hai bên đều nhằm giải đáp hai câu hỏi khó nhất: Ý định của đối thủ là gì? Đối thủ có năng lực quân sự và công nghệ đến mức độ nào?

Báo New York Times dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang tập trung tìm hiểu về suy tính của ông Tập.

Trong khi đó, lực lượng phản gián của FBI tăng cường điều tra những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tuyển mộ gián điệp bên trong nước Mỹ. Lực lượng đặc vụ Mỹ phát hiện hàng chục vụ công dân Trung Quốc xâm nhập các căn cứ quân sự trên đất Mỹ trong 12 tháng qua.

Cả Trung Quốc và Mỹ đều đang chạy đua phát triển trí tuệ nhân tạo, công nghệ mà họ tin là đang và sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để giành được lợi thế quân sự và kinh tế, đồng thời mang đến những khả năng mới cho lực lượng tình báo. Giới chức Mỹ cho biết, nỗ lực do thám của Trung Quốc tỏa ra mọi khía cạnh của an ninh quốc gia, ngoại giao và công nghệ thương mại tiên tiến ở Mỹ và các quốc gia đối tác.

CIA và Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ đã lập nên những trung tâm mới để tập trung vào Trung Quốc. Giới chức Mỹ mài dũa khả năng chặn liên lạc điện tử, bao gồm cả việc sử dụng máy bay do thám ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.

Giám đốc FBI Christopher A. Wray cho biết, cuộc đua do thám với Trung Quốc đang diễn ra với quy mô lớn hơn nhiều so với cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

Dân số và nền kinh tế mạnh của Trung Quốc cho phép nước này xây dựng các cơ quan tình báo lớn không kém gì Mỹ.

“Thực tế là so với Trung Quốc, chúng tôi đông hơn rất nhiều trên thực địa, nhưng nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ người dân Mỹ ở quê nhà. Tôi coi đây là thách thức của thế hệ chúng tôi”, ông Wray nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn.

Trung Quốc nhìn nhận theo cách khác. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng “Mỹ là quốc gia do thám số 1 và có mạng lưới gián điệp lớn nhất thế giới”.

Dùng mọi phương tiện

Các quan chức Mỹ cho biết, mạng lưới vệ tinh do thám và năng lực xâm nhập mạng internet là những phương tiện quan trọng nhất giúp Trung Quốc thu thập thông tin tình báo về Mỹ.

Đội khinh khí cầu do thám, dù công nghệ thấp hơn, nhưng giúp Trung Quốc thu thập thông tin ở vùng cận vũ trụ. Và Chính phủ Mỹ cũng đã cảnh báo các đồng minh của họ, rằng năng lực giám sát điện tử của Trung Quốc sẽ tăng lên nếu các quốc gia sử dụng thiết bị điện tử do Trung Quốc sản xuất.

Giới quan chức Mỹ cũng lo ngại về việc các cơ quan Trung Quốc thu thập thông tin tình báo qua liên hệ cá nhân. Họ cho rằng Bộ An ninh Trung Quốc cài người hoặc lôi kéo người trong khắp Chính phủ Mỹ, cũng như trong các công ty công nghệ và ngành công nghiệp quốc phòng.

Điệp viên Trung Quốc sử dụng các trang mạng xã hội, đặc biệt là LinkedIn, để phát hiện những tân binh tiềm năng. Theo các quan chức đương nhiệm và nghỉ hưu, bất cứ khi nào một người Mỹ đảm nhận công việc tình báo, họ sẽ thấy rất nhiều người Trung Quốc tiếp cận trên mạng xã hội. Để đối phó với điều đó, các cơ quan liên bang Mỹ lặng lẽ theo dõi và truy bắt gián điệp nội bộ.

“Họ đang theo dõi mọi thứ. Điều gì khiến bộ máy tình báo của Trung Quốc nguy hiểm đến mức sử dụng mọi phương tiện có sẵn để chống lại chúng ta cùng một lúc, kết hợp giữa mạng internet, trí thông minh của con người, các khoản đầu tư và giao dịch để đạt được mục tiêu chiến lược của họ?” ông Wray nói.

Trung Quốc cũng thực hiện chiến dịch phản gián của họ. Ngày 1/7 năm nay, Trung Quốc ban hành luật chống gián điệp sửa đổi. Đến tháng 8, Bộ An ninh kêu gọi “tất cả các thành viên trong xã hội” tham gia chống lại hoạt động gián điệp nước ngoài và sẽ trao thưởng cho bất kỳ ai cung cấp thông tin hữu ích.

Hai Chính phủ Mỹ - Trung cũng đã thiết lập các trạm theo dõi mới và ký thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo bí mật với chính phủ khác. Đặc vụ Mỹ và Trung Quốc tăng cường hoạt động chống lại nhau tại các thành phố quan trọng, từ Brussels đến Abu Dhabi đến Singapore. Mỗi bên đều tìm cách gây ảnh hưởng đến các quan chức nước ngoài và tuyển dụng người ở vị trí tốt.

Nguồn: [Link nguồn]

Những điệp viên nằm vùng thành công nhất trong lịch sử tình báo

Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của các cơ quan tình báo là cài cắm điệp viên ở nước ngoài. Một người như vậy phải có trình độ ngoại ngữ hoàn hảo và nhiều phẩm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Loan - NYT ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN