Cổ kiếm của Việt Vương Câu Tiễn 2.000 năm không rỉ, chạm vào đứt tay

Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn khiến giới khoa học hết sức kinh ngạc vì đã trải qua hơn 2.000 năm nhưng vẫn vô cùng sắc bén, không hề rỉ sét.

Cổ kiếm của Việt Vương Câu Tiễn 2.000 năm không rỉ, chạm vào đứt tay - 1

Kiếm cổ niên đại hơn 2.000 năm của Việt Vương Câu Tiễn.

Theo Ancient Origins, vào năm 1965, khi khảo sát khu tàn tích cổ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện 50 ngôi mộ thuộc thời kỳ Xuân Thu (722-481 TCN).

Trong quá trình khai quật mộ, họ tìm thấy thanh kiếm cổ cùng hơn 2.000 hiện vật khác.

Phân tích các nét chữ khắc và biểu tượng trên thanh kiếm, các nhà nghiên cứu kết luận đây là cổ kiếm của Việt Vương Câu Tiễn (496-465 TCN). Ông là một vị vua nổi tiếng thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.

Kiếm cổ dài khoảng 55,7cm, nặng 875gr, lưỡi kiếm rộng 4,6cm, chuôi kiếm dài 8,4cm. Điều đáng chú ý thanh kiếm giống như báu vật thách thức thời gian, bởi sau 2.000 năm, nó vẫn sắc bén và không hề rỉ sét.

Cổ kiếm của Việt Vương Câu Tiễn 2.000 năm không rỉ, chạm vào đứt tay - 2

Những nét chữ khắc trên thanh kiếm báu.

Thanh kiếm này suýt làm đứt lìa ngón tay của một nhà nghiên cứu, khi ông này bất cẩn trong quá trình thử kiếm. Ngoài ra, thanh kiếm cổ được cho là có thể dễ dàng cắt xuyên qua một chồng 20 mảnh giấy.

Độ tinh xảo của thanh kiếm cũng là một điều ngạc nhiên với kỹ thuật chế tác thời bấy giờ. Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn là kiểu kiếm thẳng đầu tiên được biết đến với hai lưỡi sắc bén.

Phần chuôi kiếm được quấn lụa, trong khi núm kiếm được tạo thành từ 11 hình tròn đồng tâm xếp chồng lên nhau.

Cổ kiếm của Việt Vương Câu Tiễn 2.000 năm không rỉ, chạm vào đứt tay - 3

Thanh kiếm hiện đang được trưng bày tại bảo tàng.

Các nhà nghiên cứu xác định thanh kiếm hoàn toàn không bị rỉ sét nhờ sunfat hóa trên bề mặt. Thanh kiếm báu được cất giữ trong vỏ bao yếm khí nên vẫn giữ nguyên được đặc tính và tình trạng hoàn hảo sau hàng ngàn năm.

Cổ kiếm còn có hàm lượng đồng cao, giúp tăng độ bền dẻo và khó gãy hơn. Lưỡi kiếm được làm bằng thiếc khiến cho kiếm cứng hơn, đồng thời vẫn duy trì được độ sắc bén.

Thanh bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được đặt trong một hộp gỗ sơn mài và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Vũ khí ghê gớm của đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng

Đội quân đất nung trong lăng mộ hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy Hoàng không chỉ nổi tiếng vì kích thước giống như người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Ancient Origins ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN