Chuyên gia dự đoán chiến trường tiếp theo của xung đột Nga-Ukraine

Chuyên gia Frank Ledwidge - giảng viên cao cấp về Chiến lược và Luật quân sự tại ĐH Portsmouth (Anh) nhận định Crimea có thể là nơi diễn ra các trận chiến tiếp theo giữa Nga và Ukraine, đồng thời nêu 3 kịch bản Kiev có thể triển khai ở bán đảo này.

Các cuộc phản công gần đây của Ukraine không những giúp nước này giành lại Kherson mà còn đánh dấu một bước chuyển quyết định: Đưa Ukraine vào thế chủ động hơn.

Trên tờ The Conversation, ông Frank Ledwidge - giảng viên cao cấp về Chiến lược và Luật quân sự tại ĐH Portsmouth nhận định các lực lượng Nga hiện đang hoàn toàn ở thế phòng thủ. Ưu tiên của Moscow không phải là kiểm soát thêm lãnh thổ mà là cố gắng giữ những gì họ đang có. Để đạt được điều này, Nga đang phát triển các hệ thống phòng thủ và huấn luyện binh sĩ chiến đấu ở cường độ cao.

Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở tiền tuyến Kherson. Ảnh: REUTERS

Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở tiền tuyến Kherson. Ảnh: REUTERS

Theo chuyên gia Ledwidge, trong những tháng tới, Nga và Ukraine sẽ tập trung vào bán đảo Crimea - khu vực Moscow tuyên bố sáp nhập hồi năm 2014 và mang ý nghĩa quan trọng nhất đối với Nga.

Crimea sẽ là chiến trường tiếp theo?

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9, Tổng tư lệnh Ukraine - Tướng Valerii Zaluzhny tuyên bố Crimea sẽ là “chìa khóa” của cuộc chiến vì đây là nơi tập trung sức mạnh của Nga. Các sự kiện xảy ra gần đây ở Crimea, bao gồm vụ nổ trên cầu Kerch (nối Crimea với đất liền Nga) và cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) vào Hạm đội Biển Đen của Nga càng chứng minh bán đảo này sẽ là chiến trường mới.

Theo, chuyên gia Ledwidge, với thế chủ động và động lực đang có, câu hỏi đặt ra lúc này là Ukraine sẽ đối phó với việc tái chiếm Crimea như thế nào. Câu trả lời sẽ định hình giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến.

Bán đảo Crimea

Crimea đã trở thành trung tâm trong đại chiến lược của Nga kể từ thế kỷ 18. TP cảng Sevastopol trên bờ biển phía nam có căn cứ hải quân nước ấm quan trọng duy nhất của Nga, cho phép nước này tiếp cận Địa Trung Hải và nhiều mục tiêu xa hơn trong cả năm. Các cảng biển khác của Nga thường bị đóng băng vào mùa đông.

Crimea được lãnh đạo Liên Xô Nikita Kruschev chuyển giao cho Ukraine vào năm 1954. Tại thời điểm này, Ukraine là một phần của Liên Xô và việc Ukraine tuyên bố độc lập được coi là điều không thể.

Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở tỉnh Mykolaiv ngày 4-11. Ảnh: REUTERS

Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở tỉnh Mykolaiv ngày 4-11. Ảnh: REUTERS

Năm 1991 đánh dấu cột mốc quan trong khi Ukraine tuyên bố độc ​​lập. Kể từ đó, căn cứ hải quân tại Sevastopol đã được Ukraine cho thuê. Đến năm 2014, sau khi Nga tuyên bố sáp nhập bán đảo này, Tổng thống Vladimir Putin đã hủy bỏ hợp đồng cho thuê nói trên.

Ngoài ra, bán đảo này còn sở hữu một số căn cứ quân sự quan trọng khác của Nga. Theo chuyên gia Ledwidge, radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo đã được chế tạo ngay bên ngoài Sevastopol.

Trong khi đó, về phía Ukraine, nước này quyết tâm giành lại toàn bộ lãnh thổ, bao gồm Crimea. Theo quan điểm của Kiev, việc Nga trao trả toàn bộ đất đai cho Ukraine là điều kiện tiên quyết để nước này ngồi vào bàn đàm phán.

Các chiến lược Ukraine có thể triển khai?

Chuyên gia Ledwidge nhận định Ukraine phải đối mặt nhiều thách thức quân sự nếu muốn giành lại Crimea.

Đầu tiên, trong trường hợp không có lực lượng hải quân đủ lớn và không thể đổ bộ quy mô lớn, Ukraine thật sự chỉ có một lối vào bán đảo này. Đó là thông qua eo đất Perekop rộng chỉ 5 km. Nơi đây từng diễn ra những trận chiến quan trọng trong cuộc tấn công của Đức Quốc xã năm 1941.

Binh sĩ Nga tham gia chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ảnh: REUTERS

Binh sĩ Nga tham gia chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ảnh: REUTERS

Thứ hai, một cuộc tấn công vào Crimea đầy rẫy những nguy hiểm chính trị. Không giống như vùng lãnh thổ khác của Ukraine mà Moscow đang kiểm soát, hầu hết người Nga đều đồng ý rằng Crimea – với phần lớn dân số là người Nga – là một lãnh thổ hợp pháp của Nga.

Đây là một quan điểm gần như phổ biến, ngay cả trong số các nhân vật đối lập của Nga như Alexei Navalny. Trong khi hầu hết người Nga có thể chấp nhận việc mất TP Berdiansk (tỉnh Zaporizhia) hoặc TP Mariupol (tỉnh Donetsk), khả năng cao họ sẽ thống nhất trong quan điểm bảo vệ bán đảo này. Điều này có thể dẫn đến khả năng Moscow sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật năng suất thấp, theo chuyên gia Ledwidge.

Ukraine cũng có thể chọn một hướng đi khác và quyết định không tấn công bán đảo này.

Chuyên gia Ledwidge cũng dự đoán một chiến thuật khác mà Ukraine có thể lựa chọn. Theo ông, Ukraine có thể nỗ lực phá vỡ các tuyến phòng thủ của Nga ở phía nam TP Zaporizhia (tỉnh Zaporizhia).

Theo ông, chiến lược này có thể giúp Kiev khôi phục quyền kiểm soát cả Mariupol và Zaporizhia, đồng thời cắt đứt các tuyến tiếp tế viện trợ chính từ Nga tới Crimea. Điều này sẽ mang đến một chiến thắng chiến lược rõ ràng và cần thiết cho Kiev. Nó sẽ trao cho Ukraine một vị thế cao hơn trong bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga.

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói rằng: “Crimea là một vấn đề cần được giới lãnh đạo Ukraine suy nghĩ thấu đáo và giải quyết”.

Ông Mike Martin - nhà bình luận cấp cao về chiến tranh, học giả và cựu sĩ quan quân đội nhận định việc hành một chiến dịch toàn diện để giành lại Crimea có thể gây ra phản ứng dữ dội ở Nga, nhưng nó sẽ làm suy giảm tài sản quân sự của Nga và khiến ông Putin chịu áp lực rất lớn từ trong nước.

Tuy nhiên, theo ông Ledwidge, dù Kiev chọn hướng đi nào, ngoại trừ sự thất bại hoàn toàn của quân đội Nga, thì cuộc chiến sẽ không có khả năng kết thúc sớm.

Nguồn: [Link nguồn]

Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo điều sẽ xảy ra nếu Nga - Ukraine không giải quyết xung đột bằng đàm phán

Các hành động quân sự trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ không dẫn đến kết quả mà chỉ kéo dài sự thù địch, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KHÁNH NHƯ ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN