Chuyện gì xảy ra nếu Ai Cập không kích phá hủy siêu đập thủy điện của đối thủ?

Ethiopia với lợi thế là quốc gia sở hữu 90% nguồn cung cấp nước cho sông Nile, muốn tận dụng sức nước để xây siêu đập thủy điện, nhưng đây lại là viễn cảnh thảm họa với người Ai Cập ở hạ lưu.

Đập Đại Phục Hưng của Ethiopia một khi được xây xong sẽ là công trình thủy điện lớn nhất châu Phi.

Đập Đại Phục Hưng của Ethiopia một khi được xây xong sẽ là công trình thủy điện lớn nhất châu Phi.

Hồ Tana, hồ nước ngọt khổng lồ tọa lạc ở phía tây bắc Ethiopia có diện tích mặt nước tới hơn 3.000km2. Đây là nguồn nước duy nhất cung cấp cho sông Nile xanh, dòng sông chiếm tới 90% lượng nước sông Nile chảy qua Sudan, Ai Cập, trước khi đổ ra Địa Trung Hải.

Theo thỏa thuận năm 1959, Ai Cập được hưởng tới 55,5 tỉ m3 nước trong tổng số 84 tỉ m3 nước hàng năm chảy qua sông Nile.

Thỏa thuận cũng bao gồm điều khoản cho phép Ai Cập phủ quyết bất kỳ dự án xây dựng nào có thể cản trở dòng nước chảy vào sông Nile.

Suốt hàng thập kỷ, hiện trạng sông Nile được giữ nguyên với lợi ích lớn dành cho các quốc gia ở vùng hạ lưu như Ai Cập. Nhưng với lợi thế về điều kiện tự nhiên, Ethiopia cảm thấy không thể trì hoãn xây đập thủy điện lâu hơn nữa.

Ethiopia cũng cho rằng thỏa thuận năm 1929 và 1959 được ký dưới thời thuộc địa, nay không còn giá trị pháp lý.

Năm 2011, Ethiopia chính thức khởi động dự án xây đập thủy điện Đại Phục Hưng trị giá 4,8 tỉ USD, công suất phát điện dự kiến là 6.500MW.

Vị trí đập Đại Phục Hưng ở thượng nguồn sông Nile.

Vị trí đập Đại Phục Hưng ở thượng nguồn sông Nile.

Siêu đập thủy điện lớn nhất châu Phi do công ty của Italia đảm nhận xây dựng. Trong số 4,8 tỉ USD, 3 tỉ USD là tiền Ethiopia đóng góp, 1,8 tỉ USD do Trung Quốc tài trợ bằng các tổ máy turbine, theo Madras Courier.

Hồ thủy điện của đập Đại Phục Hưng ước tính có thể tích nước gấp 3 lần diện tích hồ Tana, đủ khả năng trữ tới 72 tỉ m3 nước. Quá trình tích nước cho đập thủy điện dự kiến bắt đầu ngay trong tháng này.

Ai Cập lo ngại rằng, một khi đập Đại Phục Hưng đi vào hoạt động, lượng nước sông Nile ở hạ lưu suy giảm đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của 100 triệu người Ai Cập.

Theo tờ Alaraby, để đối phó với mối đe dọa quân sự từ Ai Cập, hồi tháng 5, Ethiopia đã đưa các tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir S1 mua của Nga đến lập vùng phòng không bảo vệ con đập.

Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed từng tuyên bố rắn, khi nói rằng “không một thế lực bên ngoài nào có thể ngăn Ethiopia xây đập và sẽ huy động hàng triệu người đến bảo vệ công trình thủy điện”.

Ethiopia là quốc gia đất liền không tiếp giáp biển, ngăn cách với Ai Cập bằng khu vực sa mạc khổng lồ ở Sudan. Nguy cơ Ai Cập đưa bộ binh vào lãnh thổ Ethiopia là rất thấp.

Đòn không kích được các chuyên gia đánh giá là lựa chọn khả dĩ hơn đối với Ai Cập. Nhưng đòn không kích phá hủy đập Đại Phục Hưng nếu xảy ra cũng nhiều khả năng chỉ là giải pháp tình thế, không giải quyết được vấn đề.

Đập Đại Phục Hưng của Ethiopia nhìn từ trên cao.

Đập Đại Phục Hưng của Ethiopia nhìn từ trên cao.

Vì Ethiopia có lợi thế ở thượng nguồn, nên nếu đập bị không kích phá hủy, nước này lại dễ dàng xây đập thủy điện bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu trên sông Nile xanh, theo tờ Telegraph.

“Ethiopia có thể dễ dàng xây thêm nhiều đập thủy điện, vào bất cứ lúc nào họ muốn. Lần tới Ethiopia thậm chí có thể xây đập mà không cần hỏi ý kiến Ai Cập”, William Davidson, nhà phân tích của tổ chức Khủng hoảng Quốc tế ở Brussels, Bỉ, nói.

Ở thời điểm hiện tại, Ai Cập đã tỏ ra mềm mỏng hơn khi khẳng định không phản đối việc Ethiopia xây đập Đại Phục Hưng. Vấn đề mâu thuẫn chỉ là Ethiopia sẽ khai thác công trình thủy điện này như thế nào cho phù hợp lợi ích của các quốc gia khác, theo Arab News.

Ai Cập đề xuất cung cấp cho Ethiopia 85% lượng điện năng tương đương sản lượng điện đập Đại Phục Hưng sản xuất được để quốc gia láng giềng từ bỏ dự án. 

Ai Cập cũng cam kết mở rộng đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng ở Ethiopia. Trong tình huống xấu nhất, Cairo mong muốn Ethiopia giảm sản lượng điện mà đập Đại Phục Hưng tạo ra so với thiết kế ban đầu.

“Mục tiêu của Ai Cập là giúp Ethiopia sử dụng nguồn nước ở thượng lưu một cách vừa phải, đủ để nước này phát triển kinh tế, nhưng không làm tổn hại đến Ai Cập”, Mohamed Nasr Allam, cựu bộ trưởng tài nguyên nước nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Đòn “bão lửa” Ai Cập có thể phá hủy siêu đập thủy điện đối thủ chặn dòng sông Nile

Siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia được coi là công trình có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN