Cháu trai Tôn Quyền tự trói mình, dâng nước đầu hàng hậu duệ Tư Mã Ý như thế nào?

Thời kỳ Tam quốc ở Trung Hoa hình thành khi 3 nước Ngụy, Thục, Ngô tạo nên thế chân vạc trong 60 năm, chấm dứt khi một hoàng đế Đông Ngô dâng nước đầu hàng đối thủ.

Sau khi Tôn Quyền qua đời, Đông Ngô không còn người có thể làm nên nghiệp lớn.

Sau khi Tôn Quyền qua đời, Đông Ngô không còn người có thể làm nên nghiệp lớn.

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, có những triều đại phát triển rực rỡ nhưng cũng có không ít những vị vua bất tài, ăn chơi sa đọa và liên tục mắc sai lầm khiến đất nước sụp đổ.

Loạt bài này sẽ điểm lại những hoàng đế Trung Hoa yếu kém nhất khiến triều đại suy vong.

Ngô Mạt đế Tôn Hạo (242-284), là hoàng đế cuối cùng của nhà Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Tôn Hạo là cháu nội của người sáng lập triều đại, Ngô Đại Đế Tôn Quyền.

Khi mới lên ngôi, Tôn Hạo tỏ ra là một hoàng đế biết nghĩ cho đại cục. Ông ban hành các chính sách giảm thuế, chăm lo cho đời sống của người dân.

Nhưng càng nắm quyền, Tôn Hạo càng trở nên hoang tưởng và mê tín. Ông buộc cô ruột, hoàng thái hậu nhà Ngô phải tự sát. Tôn Hạo cũng ra lệnh sát hại hầu hết các anh em họ.

Ông bị ám ảnh bởi việc phải hoàn thành cơ nghiệp, chinh phục nhà Tấn dưới thời dòng họ Tư Mã, sau khi nhà Tư Mã Viêm, cháu nội Tư Mã Ý, soán ngôi nhà Tào Ngụy. Sau nhiều cuộc giao tranh bất phân thắng bại, nhà Đông Ngô kiệt quệ, người dân đói khổ cùng cực.

Mùa đông năm 279, Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm đem 20 vạn đại quân đánh Đông Ngô. Tôn Hạo chống cự yếu ớt, đến mùa xuân năm 280 thì đầu hàng. Nhà Đông Ngô sụp đổ dẫn đến kết thúc giai đoạn Tam quốc trong lịch sử Trung Hoa.

Hoàng đế tàn bạo, ăn chơi vô độ

Cháu trai Tôn Quyền là người trực tiếp đẩy Đông Ngô đến diệt vong.

Cháu trai Tôn Quyền là người trực tiếp đẩy Đông Ngô đến diệt vong.

Năm thứ 7 Ngô Vĩnh An (năm 264), Ngô cảnh đế Tôn Hưu, con thứ 6 của Tôn Quyền bệnh chết, cháu là Tôn Hạo lên làm vua. Tôn Hạo chìm trong tửu sắc, ăn chơi xa xỉ vô cùng, lại hết sức tàn bạo, nghe lời nịnh thần giết những ai dám can gián hoặc đắc tội với mình, theo nội dung trong cuốn Tam quốc chí của tác giả Trần Thọ, một quan lại nhà Tấn.

Khi mới lên ngôi, Tôn Hạo tỏ ra là một minh quân. Ông mở kho lương để cứu đói cho dân nghèo, giảm bớt áp lực đóng thuế, giải tán bớt đội ngũ đông đảo cung nữ. Những động vật nuôi ở vườn thượng uyển cũng được thả về rừng. Điều này khiến mọi người nghĩ rằng Tôn Hạo là một hoàng đế nhân nghĩa. 

Tuy nhiên, sau khi nắm vững ngai vàng, Tôn Hạo lộ bản chất độc ác và mê tín. Ông ra lệnh giết chết các công thần đã có công đưa mình lên ngôi, ép Chu thái hậu phải tự sát và ra lệnh giết chết 4 người con của Tôn Hưu.

Tôn Hạo còn là kẻ hoang dâm vô độ. Năm 266, sau khi dời đô về Kiến Nghiệp (nay là Dương Châu), Tôn Hạo chê Đằng hoàng hậu nhan sắc suy kém, không mảy may đoái hoài.

Ông sai người lập danh sách các mỹ nữ tuổi từ 15-16, con của các quan lại trong triều và họ hàng, để đem vào cung. Kể từ đó, mỹ nữ luôn chật ních trong hậu cung, đếm không xuể.

Để vui chơi hưởng lạc, Tôn Hạo sai người đem vàng bạc châu báu trong quốc khố, đem đúc làm trang sức tặng cho các cung nữ và thê thiếp để ngày đêm vui chơi.

Tôn Hạo đối xử với các quan lại cũng tàn bạo. Trong mỗi buổi yến tiệc, nếu ai khiến hoàng đế không vừa lòng, sẽ lập tức bị giết chết.

Khiến triều đại diệt vong

Theo nội dung trong cuốn tự trị thông giám của sử gia Tư Mã Thiên, Tôn Hạo bị ám ảnh về việc phải lật đổ nhà Tấn bằng được, ngay từ đầu áp đặt chính sách tuyệt giao với nhà Tấn.

Thủy quân Đông Ngô từng là nỗi khiếp sợ của nhà Ngụy, nhưng đến thời Tôn Hạo, nhà Tấn chỉ mất chưa đầy 3 tháng để thống nhất Trung Hoa.

Thủy quân Đông Ngô từng là nỗi khiếp sợ của nhà Ngụy, nhưng đến thời Tôn Hạo, nhà Tấn chỉ mất chưa đầy 3 tháng để thống nhất Trung Hoa.

Những cuộc chiến tranh liên miên bất phân thằng bại khiến quốc lực Đông Ngô kiệt quệ, người dân đói khổ. Đại đô đốc Lục Kháng, con trai Lục Tốn, nhận thấy đất nước suy bại, dâng thư khuyên can nhưng Tôn Hạo không nghe.

Mùa đông năm 271, Tôn Hạo muốn đích thân dẫn quân chinh phạt Trung Nguyên, nhưng muốn đưa cả dàn hậu cùng phi tần mĩ nữ trong hậu cung đi theo mình.

Khi các tướng lĩnh không nghe, kiên quyết không tham gia, Tôn Hạo mới từ bỏ ý định, nhưng đem lòng oán ghét, muốn diệt trừ những người trái ý mình.

Năm 272, sau khi Lục Kháng chiếm lại được thành Tây Lăng từ tay nhà Tấn, Tôn Hạo tỏ ra đắc chí, cho rằng trời giúp mình. Ông sai một thuật sĩ tên Thượng Quảng, bói xem việc lấy thiên hạ thế nào. Quảng nói: “Bệ hạ bói được quẻ này hay lắm, đến năm Canh tý, lọng xanh vào được Lạc Dương”.

Tôn Hạo nghe vậy rất thích thú, nghĩ rằng sớm muốn mình cũng sẽ làm nên nghiệp lớn. Trên thực tế, sau khi Lục Kháng qua đời năm 274, Đông Ngô không còn tướng tài nào đủ sức chống lại nhà Tấn.

Ở phía bên kia biên giới, Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm đã âm thầm chuẩn bị cho kế hoạch chinh phạt Đông Ngô từ năm 272, bí mật lệnh cho Thứ sử Ích Châu là Vương Tuấn huấn luyện thủy quân tại đất Thục, đồng thời chế tạo hàng loạt chiến thuyền.

Cuối năm 279, Tư Mã Viêm thống lĩnh 20 vạn quân, chia làm 6 đạo đồng loạt chinh phạt Đông Ngô. Quân Tấn vượt sông Dương Tử đánh đâu thắng đó, uy thế ngút trời.

Để cứu vãn tình thế, Tôn Hạo phái Thừa tướng Trương Đễ nghênh chiến. Trương Đễ trực tiếp giao tranh với đại quân Tấn do Vương Tuấn chỉ huy, dẫn đến kết cục thảm bại và bỏ mạng.

Tôn Hạo lại phái tướng quân Trương Tượng chỉ huy hơn một vạn thủy quân, nghênh chiến Vương Tuấn. Trương Tượng liệu mình đánh không thắng, liền xin hàng.

Nhận thấy Tôn Hạo không có bất cứ kế sách nào đánh địch, phó mặc cho các tướng, quân thần nhà Đông Ngô kéo nhau lũ lượt đầu hàng.

Ngày 15.3.280, 8 vạn quân Tấn do Vương Tuấn chỉ huy tiến vào thành Kế Nghiệp, Tôn Hạo tự trói mình xin hàng. Chiến dịch chinh phạt Đông Ngô kết thúc chỉ sau 2 tháng.

Tháng 5 năm đó, Tôn Hạo bị đưa đến kinh đô Lạc Dương, diện kiến Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm. Vũ Đế tha chết cho Tôn Hạo, đối xử tử tế, phong chức tước cho ông và các con.

Nhưng Tôn Hạo chỉ sống thêm được 4 năm, đến năm 284 thì đột ngột qua đời. Ông làm hoàng đế được 16 năm thì Đông Ngô diệt vong.

________________________

Sự ra đời của một vị hoàng đế không bình thường là nguyên nhân khiến một triều đại Trung Hoa đi vào đường cùng. Mời độc giả đón đọc bài dài kỳ 2 xuất bản ngày 26.9 để biết hoàng đế này là ai và triều đại đã sụp đổ ra sao.

Nguồn: [Link nguồn]

TQ: Thứ tìm thấy dưới giếng cổ giải mã bí mật Tôn Quyền quyết giết chết Quan Vũ

Tại một công trường xây dựng ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, các nhà khảo cổ phát hiện nhiều manh mối trong chiếc giếng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN