Cận cảnh sinh vật chuyên ăn lưỡi, biến chính thân mình thành lưỡi vật chủ

Một loài ký sinh trùng chuyên ăn lưỡi vật chủ, sau đó tự mình thay thế vị trí chiếc lưỡi đó trong suốt phần đời còn lại tưởng chừng như là câu chuyện viễn tưởng. Nhưng hoàn toàn có thật.

Sinh vật kì dị ký sinh trong miệng cá.

Sinh vật kì dị ký sinh trong miệng cá.

Don Marx, 27 tuổi, đến từ Cap Town, Nam Phi, tình cờ câu được một con cá nặng 3,7kg, phát hiện điều bất thường ở bên trong miệng cá.

Marx là người từng được học về các loài sinh vật biển, đã nghe qua những câu chuyện về một loài ký sinh trùng chuyên ăn lưỡi một cách đáng sợ, nhưng chưa từng chứng kiến tận mắt ngoài tự nhiên, cho đến nay.

Marx còn bất ngờ hơn nữa sau khi gửi bức ảnh cho Giáo sư Nico Smit, một nhà sinh vật học tại Đại học North-West. Giáo sư Smit nói đây là một loài rận chưa từng được nhìn thấy từ trước đến nay.

“Không có gì bất ngờ hơn là khi mở miệng con cá mà mình câu được, nhìn thấy một sinh vật có mắt màu xanh như đến từ ngoài hành tinh, đang trừng mắt nhìn lại tôi”, Marx nói.

Ký sinh trùng chuyên ăn lưỡi được phát hiện từ hàng thập kỷ trước, nhưng gần đây các nhà khoa học mới quan tâm đến loài sinh vật này.

Theo giáo sư Smit, các nhà khoa học đã xác định được 280 loài rận chuyên ăn lưỡi. Mỗi loài sẽ chỉ bám vào một loài cá nhất định.

Một khi tìm được vật chủ phù hợp, ký sinh trùng này sẽ bơi vào trong cơ thể vật chủ qua mang cá. Nếu vật chủ chưa bị ký sinh, sinh vật sẽ tìm đến phần lưỡi, bám chặt vào lưỡi và hút máu.

Sinh vật có vẻ ngoài như đến từ ngoài hành tinh.

Sinh vật có vẻ ngoài như đến từ ngoài hành tinh.

Đến một thời điểm, lưỡi của vật chủ chết đi vì không có máu nuôi dưỡng. Ký sinh trùng trực tiếp hút máu từ mạch máu, biến chính thân mình thành lưỡi của vật chủ.

Theo nghiên cứu công bố năm 1983, ký sinh trùng “đóng vai trò như một chiếc lưỡi thực sự”, giúp vật chủ giữ lấy con mồi khi hấp thụ thức ăn.

Đây cũng là loài ký sinh trùng duy nhất trên Trái đất thực sự thay thế hoàn toàn một phần cơ thể của vật chủ.

Ngoài việc hút máu và sống hết phần đời còn lại, loài ký sinh trùng này hầu như không gây hại gì cho vật chủ.

Nếu không tìm được vật chủ chưa bị ký sinh, sinh vật này sẽ bám vào mang cá, giao phối với con cái đã ký sinh từ trước để tiếp tục tạo ra các thế hệ ký sinh trùng mới.

Những con cá bị ký sinh trông có thể gầy yếu, do bị loài sinh vật này liên tục hút máu.

Theo nghiên cứu, loài ký sinh trùng này chỉ rời vật chủ sau khi chết, không rõ chuyện gì xảy ra với chúng nếu vật chủ chết trước.

Đối với đa số các loài ký sinh trùng, nếu một vật chủ chết, sinh vật sống ký sinh cũng chết theo.

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Thanh niên nếm thử sinh vật lạ, không ngờ là “sát thủ biển cả” chết người

Một thanh niên gần đây quay cảnh cầm và nếm thử sinh vật lạ ở bãi biển mà không biết rằng đó là thứ có thể giết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN