Bộ trưởng Indonesia tuyên bố sốc về cách "giết" 80% virus SARS-CoV-2 trong nửa tiếng

Bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết đã phát triển "vòng cổ hương liệu" chứa tinh chất bạch đàn, có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Vòng cổ bạch đàn được cho là có tác dụng ngăn sự lây lan của Covid-19, theo Bộ Nông nghiệp Indonesia. Ảnh: Handout

Vòng cổ bạch đàn được cho là có tác dụng ngăn sự lây lan của Covid-19, theo Bộ Nông nghiệp Indonesia. Ảnh: Handout

Tờ SCMP hôm 8/7 đưa tin, chiếc vòng cổ đặc biệt, dự kiến sản xuất hàng loạt vào tháng tới, sẽ được đeo giống dây thẻ của nhân viên văn phòng. Nó chứa tinh chất bạch đàn dạng bột, tạo hương thơm để người dùng có thể hít vào. Các phiên bản kiểu cuộn và ống hít cũng đang được sản xuất.

Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia, Syahrul Yasin Limpo, hôm 3/7 tuyên bố vòng cổ bạch đàn có thể "giết" 42% virus Corona nếu người dùng đeo trong 15 phút và 80% nếu đeo trong 30 phút.

Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Syahrul Yasin Limpo. Ảnh: SCMP

Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Syahrul Yasin Limpo. Ảnh: SCMP

Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, nghiên cứu mới về vòng cổ bạch đàn dựa trên nhiều "ấn phẩm và thực tế khác nhau liên quan tới dầu bạch đàn” - "thứ dược liệu được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một phương pháp điều trị cho bệnh cúm và rối loạn hô hấp". Các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp đã thử nghiệm trong ống nghiệm thành phần của 50 loại thảo dược để tìm ra phương pháp chống virus hiệu quả.

Mohammad Adib Khumaidi, chủ tịch Hiệp hội bác sĩ cấp cứu và Hiệp hội y khoa Indonesia, cho biết vòng cổ bạch đàn là một sản phẩm khoa học vì nó đã trải qua quá trình nghiên cứu tại một phòng thí nghiệm được quốc tế công nhận.

Bộ Nông nghiệp Indonesia hy vọng vòng cổ bạch đàn sẽ mang tới may mắn cho quốc gia Đông Nam Á này. Hơi bạch đàn bốc ra từ chiếc vòng "có thể phá hủy cấu trúc protein chính của virus và khiến nó khó tái tạo", theo Bộ Nông nghiệp Indonesia.

Tuy nhiên, thông tin về vòng cổ bạch đàn khiến nhiều nhà khoa học cũng như người dân Indonesia băn khoăn và dấy lên hàng loạt chế giễu trên mạng xã hội. Nhiều người cảnh báo Indonesia có thể trở thành "trò cười" cho thế giới vì chiếc vòng cổ này.

Nhiều người Indonesia vẫn chưa hết bẽ bàng sau khi Bộ trưởng Y tế Terawan Agus Putranto tuyên bố sức mạnh của lời cầu nguyện giúp cho mức độ nhiễm Covid-19 của nước này ở mức thấp. Hiện tại, Indonesia là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực Đông Nam Á.

Fadjry Djufry, người đứng đầu Cơ quan nghiên cứu và phát triển thuộc Bộ Nông nghiệp Indonesia hôm 6/7 cho biết, Bộ đã thực hiện nghiên cứu từ tháng 3, ngay sau khi Indonesia ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên.

"Chúng tôi đã làm nhiều thử nghiệm trên tất cả thành phần thảo dược được cho là ức chế được virus Corona", Djufry cho hay.

Dẫu vậy, người đứng đầu Cơ quan nghiên cứu và phát triển thuộc Bộ Nông nghiệp Indonesia thừa nhận Bộ không thử nghiệm sản phẩm với virus SARS-CoV-2 mà chỉ thử nghiệm trên các chủng thông thường hơn ở người như virus Corona Alpha hay virus Corona Beta.

Dicky Budiman, một nhà nghiên cứu theo đuổi bằng Tiến sĩ về an ninh y tế và đại dịch tại Đại học Griffith (Úc), tỏ ra không mấy lạc quan về vòng cổ bạch đàn.

Theo Budiman, hình thức lây nhiễm chính của virus Corona là do con người dùng tay (có virus SARS-CoV-2) chạm vào mắt, mũi và miệng. Điều này có thể được ngăn chặn bằng cách rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Nhà nghiên cứu tới từ Đại học Griffith còn cảnh báo việc đặt nhiều tin tưởng vào các phương pháp chữa trị Covid-19 đang ở giai đoạn đầu nghiên cứu có thể dẫn tới "kỳ vọng sai lầm".

Nhiều người Indonesia cũng bày tỏ sự nghi ngờ với vòng cổ bạch đàn. Cây bút Nadhila Chairannisa, 26 tuổi, đang sống tại Oxford, Anh là một trong số đó.

"Nếu vòng cổ bạch đàn thất bại thảm hại trong việc ngăn Covid-19 lây lan, Indonesia sẽ thành trò cười cho thiên hạ", Nadhila nói.

Ranti Kumala, người dân sống tại thành phố Pekanbaru, tỉnh Riau (Indonesia), cho biết không muốn sử dụng bất kỳ sản phẩm nào mà chưa được thử nghiệm đầy đủ vì "sức khỏe không phải là thứ đem ra để thử và lãnh hậu quả".

Tôi tin vào các biện pháp phòng ngừa dựa trên khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới như rửa sạch tay thường xuyên, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với mọi người", người phụ nữ 34 tuổi nói.

Tính tới ngày 7/7, Indonesia ghi nhận 66.266 ca nhiễm Covid-19 và 3.309 ca tử vong vì dịch bệnh này. Các chuyên gia cho biết tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 của Indonesia có thể sẽ tăng thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Đông Nam Á: Đại dịch Covid-19 làm ”bùng nổ” một dịch bệnh nguy hiểm khác

Việc mọi người ở nhà, hạn chế ra ngoài giúp ngăn chặn đại dịch Covid-19 lây lan. Tuy nhiên, ở một số nước Đông Nam...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN