Bị đối thủ dọa phá hủy đập thủy điện, Azerbaijan tuyên bố đáp trả bằng thảm họa hạt nhân

Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố sẽ giáng đòn tên lửa vào nhà máy điện hạt nhân của Armenia, nếu đối thủ tấn công đập thủy điện chiến lược Mingachevir.

Hồ thủy điện Mingachevir nhìn từ trên cao.

Hồ thủy điện Mingachevir nhìn từ trên cao.

Mối quan hệ giữa Azerbaijan và Armenia - hai quốc gia láng giềng vùng Caucasus gần đây trở nên hết sức căng thẳng.

Cuộc xung đột ở biên giới Armenia-Azerbaijan, bắt đầu từ  ngày 12.7, đến nay đã kéo dài được 5 ngày. Hôm 14.7,  Bộ Quốc phòng Azerbaijan thông báo một tướng chỉ huy và 5 sĩ quan dưới quyền thiệt mạng khi giao tranh với Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Viên tướng 76 tuổi này thiệt mạng vì đạn pháo ở làng Agdam. Hai bên đều cáo buộc đối phương nã pháo vào lãnh thổ của mình ở khu vực tranh chấp.

Nagorno-Karabakh là nguồn gốc mâu thuẫn giữa hai quốc gia từng thuộc Liên Xô. Cộng đồng quốc tế công nhận Nagorno-Karabakh là lãnh thổ của Azerbaijan. Nhưng vùng đất này hiện đang nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền tự trị thân Armenia.

Nhà máy điện hạt nhân Metsamor của Armenia.

Nhà máy điện hạt nhân Metsamor của Armenia.

Trả lời phỏng vấn nhân sự kiện xung đột biên giới gần đây, cựu bộ trưởng quốc phòng Armenia, Vagharshak Harutiunyan một lần nữa nhắc đến đòn tấn công mang tính quyết định vào đập thủy điện của Azerbaijan.

Ông Harutiunyan nhấn mạnh rằng chiến tranh Armenia-Azerbaijan trên thực tế chưa kết thúc. Hai bên chỉ đạt thỏa thuận ngừng bắn. Ông Harutiunyan khẳng định Armenia muốn theo đuổi hòa bình, nhưng Azerbaijan chưa bao giờ từ bỏ ý định sáp nhập vùng Nagorno-Karabakh.

Cựu bộ trưởng Harutiunyan cảnh báo, đòn tấn công nhằm vào đập thủy điện Mingachevir sẽ khiến hai phần ba diện tích Azerbaijan chìm dưới biển nước.

Hồ thủy điện Mingachevir có trữ lượng nước tối đa lên tới 15 tỷ m3, tương đương gần một nửa lượng nước của hồ thủy điện Tam Hiệp ở Trung Quốc.

Xung đột Armenia-Azerbaijan bùng phát trở lại từ ngày 12.7.

Xung đột Armenia-Azerbaijan bùng phát trở lại từ ngày 12.7.

Mingachevir là đập thủy điện thông thường, được xây dựng từ những năm 1945. Một khi trúng đòn tên lửa, đập thủy điện này không thể đứng vững.

Bình luận về tuyên bố trên,  phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Azerbaijan, đại tá Vagif Dargahli, khẳng định Azerbaijan đã có sự phòng bị.

“Họ sẽ không thể tấn công được đập thủy điện. Đây là mục tiêu chiến lược. Chúng tôi đã đưa đến những tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất”, ông Dargahli nói.

“Armenia cũng không nên quên rằng các hệ thống tên lửa của chúng tôi luôn sẵn sàng giáng đòn đáp trả vào nhà máy điện hạt nhân của họ một cách chính xác. Điều này sẽ tạo ra thảm kịch lớn cho Armenia”, ông Dargahli nhấn mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Bí mật khiến đập Tam Hiệp không thể bị phá hủy hoàn toàn, tên lửa bắn chỉ như “gãi ngứa”

Mối lo ngại về việc đập Tam Hiệp có thể bị nổ tung không phải là mới. Kể từ khi bắt đầu xây dựng đập Tam Hiệp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
An ninh thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN