Ấn Độ sắp gánh sứ mệnh quan trọng?

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 7 vừa qua, tạo thành chuỗi 4 tháng thu hẹp liên tiếp.

Theo dữ liệu công bố ngày 31-7 của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của tháng 7 đạt 49,3. Tuy tăng nhẹ so với tháng 6 (49,0), tháng 5 (48,8) và tháng 4 (49,2) song PMI dưới 50 vẫn cho thấy hoạt động sản xuất bị thu hẹp.

 "Một số doanh nghiệp báo cáo rằng môi trường bên ngoài phức tạp, đơn hàng nước ngoài giảm và nhu cầu kém là những khó khăn lớn hiện nay" - ông Zhao Qinghe, quan chức cấp cao của NBS, nhận định.

Trong khi đó, PMI phi sản xuất giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay, chỉ đạt 51,5 trong tháng 7. Đáng lo hơn, mức độ kỳ vọng trong kinh doanh của các lĩnh vực phi sản xuất lẫn hoạt động xây dựng đều giảm so với tháng trước. 

Những số liệu này minh chứng cho sự "hồi phục kinh tế gập ghềnh" mà giới lãnh đạo Trung Quốc mô tả trong cuộc họp của Bộ Chính trị vào đầu tuần trước - theo kênh CNBC.

Tốc độ đô thị hóa tăng lên sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với vật liệu xây dựng và năng lượng ở Ấn Độ Ảnh: REUTERS

Tốc độ đô thị hóa tăng lên sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với vật liệu xây dựng và năng lượng ở Ấn Độ Ảnh: REUTERS

Trong lúc tăng trưởng của Trung Quốc giảm tốc, gây ảnh hưởng nhu cầu hàng hóa toàn cầu thì Ấn Độ có thể gánh vác phần nào, theo Tập đoàn Ngân hàng Úc và New Zealand (ANZ). 

ANZ dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ sẽ nhanh hơn Trung Quốc khi quốc gia Nam Á trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào cuối thập kỷ này. 

Điều đó đồng nghĩa nhu cầu của Ấn Độ với các loại hàng hóa nhiều khả năng tăng mạnh và có thể bù đắp hơn một nửa lượng nhu cầu giảm xuống của Trung Quốc, đặc biệt trong mảng năng lượng.

Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới và theo dữ liệu của ANZ, tỉ lệ đô thị hóa của Ấn Độ dự kiến tăng lên mức 40% vào năm 2030 (từ 35% của hiện tại), dẫn đến tăng nhu cầu với vật liệu xây dựng và năng lượng.

 ANZ ước tính nhu cầu của Ấn Độ đối với các hàng hóa chính như dầu, than đá, khí đốt, đồng, nhôm, thép… sẽ tăng hơn 5% từ nay đến năm 2030. Trong cùng thời gian, nhu cầu của Trung Quốc với cùng các mặt hàng sẽ giảm từ 1%-3%. 

"Trung Quốc vẫn sẽ là kẻ khổng lồ trên các thị trường hàng hóa song Ấn Độ sẽ trở thành bên ảnh hưởng đáng kể" - ANZ kết luận.

Nguồn: [Link nguồn]

Vượt qua Mỹ, Ấn Độ sở hữu tòa nhà văn phòng lớn nhất thế giới

Tọa lạc tại quê hương Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tòa nhà Surat Diamond Bourse với 660.000 m2 diện tích mặt sàn đã vượt qua Lầu Năm Góc ở Mỹ trở thành tòa nhà văn phòng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Ngọc ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN