121 người Ấn Độ tử vong trong chốc lát, điều gì đã thực sự xảy ra?

Sự kiện: Tin tức Ấn Độ

Các gia đình ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ đổ xô tới bệnh viện để xác minh danh tính người thân sau khi ít nhất 121 chết trong thảm kịch giẫm đạp tồi tệ.

Đám đông tập trung tại một bệnh viện, nơi các thi thể được chuyển tới sau thảm kịch giẫm đạp.

Đám đông tập trung tại một bệnh viện, nơi các thi thể được chuyển tới sau thảm kịch giẫm đạp.

Theo New York Times, đám đông ước tính lên tới 15.000 người, chủ yếu là phụ nữ, tập trung tại một buổi thuyết giảng của giáo sĩ đạo Hindu Bhole Baba.

Giáo sĩ Baba là người tổ chức buổi thuyết giảng trong căn lán khổng lồ dựng trên cánh đồng ở Hathras, bang Uttar Pradesh.

Sau khi thuyết giảng, giáo sĩ Baba bước xuống sân khấu. Một bộ phận đám đông lao về phía ông để được "sờ tận tay" người đàn ông được coi như "vị thánh ". Một bộ phận khác tìm cách thoát khỏi khu vực chật hẹp nhưng tập trung quá đông người.

Nhiều nạn nhân trượt chân ngã xuống xuống cánh đồng lầy lội hoặc rơi xuống một con mương bên cạnh. Cảnh tượng hỗn loạn đến tột độ khi mọi người la hét và hoảng loạn. Xác người chất đống lên nhau.

Đến tối ngày 2/7, nhà chức trách Ấn Độ thông báo ít nhất 121 người chết, đa số đến từ các khu dân cư nghèo và hàng chục người khác bị thương.

Đối gia đình các nạn nhân, họ đổ xô tới các bệnh viện để nhận dạng người thân. Tại bệnh viện đa khoa Bagla, nơi tiếp nhận 34 nạn nhân, các thi thể được đặt dọc hành lang. Thi thể nạn nhân cho thấy dấu vết của một cuộc giẫm đạp kinh hoàng vào buổi chiều cùng ngày. 

Theo ghi nhận của phóng viên tờ New York Times, một người chồng quỳ bên cạnh thi thể vợ, không ngừng đập đầu vào tường. Một người ông nắm chặt những ngón tay nhỏ của đứa cháu duy nhất. Một người con trai cúi xuống kiểm tra, cố gắng tìm thi thể mẹ mình.

Sự tĩnh lặng trong bệnh viện vào ban đêm đôi khi bị phá vỡ bởi có những tiếng khóc khi khi một nạn nhân được nhận dạng.

Giáo sĩ Bhole Baba, tên thật là Narayan Sakar Hari, là một người nổi tiếng. Ông từng là nhân viên nhà nước trước khi trở thành giáo sĩ đạo Hindu và bắt đầu thu hút đám đông.

Các nhà tổ chức buổi thuyết giảng được cấp phép đón 5.000 người nhưng sự kiện được cho là đã thu hút hơn 15.000 tín đồ.

Các nhà tổ chức buổi thuyết giảng được cấp phép đón 5.000 người nhưng sự kiện được cho là đã thu hút hơn 15.000 tín đồ.

Dân làng ở địa phương nói giáo sĩ Baba đã trở thành biểu tượng cho những người phụ nữ thuộc cộng đồng người Dalit ở Ấn Độ. Dalit là những người ở dưới đáy trong hệ thống phân chia đẳng cấp ở Ấn Độ.

Theo New York Times, đám đông tới dự buổi thuyết giảng của giáo sĩ Baba từ nhiều nơi trên khắp bang Uttar Pradesh. Một số đi một mình, số khác đi cùng hàng xóm, bạn bè hoặc trẻ em. Đó dường như là một sự kiện linh thiêng mà họ không muốn bỏ lỡ.

Hans Kumari, 40 tuổi, tới dự sự kiện bằng taxi cùng với 10 phụ nữ khác. Cô nghe những bài thuyết giảng của giáo sĩ Baba với hi vọng tìm được phương pháp chữa trị cho các vấn đề sức khỏe mãn tính như đau đầu gối và chứng khó ngủ. Một số phụ nữ trong làng nói "vị thánh" này có thể giúp được. Vì vậy, cô thường xuyên tới các buổi thuyết giảng của giáo sĩ Baba.

"Hôm qua, chúng tôi đến sớm để tìm được chỗ ngồi tốt", cô nói trên tờ New York Times. Theo Kumari, cảnh tượng hỗn loạn xảy ra sau khi giáo sĩ kết thúc bài thuyết giảng, rời đi bằng ô tô.

"Mọi người bắt đầu chạy theo như điên dại. Hầu hết là phụ nữ,” cô kể lại. “Tôi trượt chân xuống mương và lội qua thứ gì đó trông giống như một đống xác chết. Tôi có thể nhìn thấy hai người phụ nữ đã chết và xác một đứa trẻ. Xác người chồng lên nhau".

Kumari nói cô may mắn thoát khỏi đám đông với vết bầm tím trên đầu và khắp cơ thể. "Tôi cúi đầu, giang tay rộng nhất có thể và bước đi trong đám đông", Kumari nói.

Nhiều người khác thì không may mắn như vậy. "Chiếc xe buýt chở nhóm phụ nữ quay về làng sau sự kiện. Mẹ tôi không có mặt trên chiếc xe đó", Bunty Kumar, 29 tuổi, vừa nói vừa khóc khi vừa tới bệnh viện. "Chúng tôi nhìn thấy hình ảnh thi thể mẹ mình ở bệnh viện. Khi đó, chúng tôi biết bà đã chết".

Saudan Singh, một nông dân 62 tuổi, ngồi lặng lẽ ngồi lặng lẽ bên cạnh thi thể đứa cháu duy nhất chỉ mới 2 tuổi. Cha cậu bé quá đau khổ đến nỗi không thể đến nhận dạng thi thể.

Ông Singh cho biết, cậu bé đi cùng mẹ tới sự kiện. Mẹ cậu là một người sùng đạo. Ông Singh nói mình đã mất cả hai người thân trong thảm kịch giẫm đạp ở Uttar Pradesh.

Nguồn: [Link nguồn]

Vụ việc xảy ra khi hàng trăm tín đồ tụ tập để nghe một giáo sĩ thuyết giảng ở thành phố Hathras, bang Uttar Pradesh (đông bắc Ấn Độ).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - New York Times ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN