10 năm ông Tập Cận Bình lãnh đạo, Trung Quốc thay đổi ra sao?

Một thập kỷ ông Tập Cận Bình lãnh đạo, Trung Quốc chứng kiến bước phát triển ấn tượng về nhiều mặt, nhưng cũng đối mặt với thách thức.

Ông Tập Cận Bình đắc cử Chủ tịch Trung Quốc nhiệm kỳ 3 (ảnh: Xinhua)

Ông Tập Cận Bình đắc cử Chủ tịch Trung Quốc nhiệm kỳ 3 (ảnh: Xinhua)

Hôm 10/3, Quốc hội Trung Quốc nhất trí bầu ông Tập Cận Bình, 69 tuổi, đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung Ương. Đây là nhiệm kỳ Chủ tịch Trung Quốc thứ 3 của ông Tập Cận Bình.

Ông Tập đã lãnh đạo Trung Quốc hơn 10 năm. Kể từ khi được bầu làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2012) và giữ chức Chủ tịch Trung Quốc (năm 2013), ông Tập đã triển khai hàng loạt chính sách, giúp Trung Quốc tăng vị thế trên trường quốc tế.

Hàng loạt quan tham sa lưới kể từ khi ông Tập nắm quyền (ảnh: CNN)

Hàng loạt quan tham sa lưới kể từ khi ông Tập nắm quyền (ảnh: CNN)

1. Chống tham nhũng

Kể từ Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2012), ông Tập triển khai chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” nhằm chống tham nhũng từ cấp trung ương đến địa phương. Trung Quốc cũng phối hợp với quốc tế để truy nã tội phạm tham nhũng qua 2 chiến dịch “Lưới trời” và “Săn cáo”.

Tại Đại hội 20 đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2022), ông Tiêu Bồi – Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung Quốc – cho biết, trong vòng 10 năm, nước này đã điều tra khoảng 4,6 triệu vụ án tham nhũng. Hàng loạt quan tham Trung Quốc bị xử lý, trong đó hình phạt nặng nhất là tử hình.

GDP Trung Quốc từ năm 2012 - 2021, đơn vị nghìn tỷ USD (ảnh: Guardian)

GDP Trung Quốc từ năm 2012 - 2021, đơn vị nghìn tỷ USD (ảnh: Guardian)

2. GDP Trung Quốc

Năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc đạt 17.730 tỷ USD, tăng hơn 100% so với GDP năm 2012.

Năm 2022, GDP Trung Quốc tăng 3% so với năm 2021, thấp hơn nhiều so với mục tiêu nước này đề ra là tăng 5,5%. Đây là năm Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 47 năm qua.

Năm 2023, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 5% GDP. Đây cũng là chỉ tiêu tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc trong hơn 30 năm trở lại đây. Trung Quốc hiện là nước có nền kinh tế phát triển thứ 2 thế giới, sau Mỹ.

Theo một số chuyên gia, GDP Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại trong vài năm gần đây, một phần là do ảnh hưởng của dịch.

Thu thập quốc gia trên đầu người của Trung Quốc từ năm 2012 - 2021, đơn vị USD (ảnh: Guardian)

Thu thập quốc gia trên đầu người của Trung Quốc từ năm 2012 - 2021, đơn vị USD (ảnh: Guardian)

3. Thu thập quốc gia trên đầu người

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), Tổng Thu nhập Quốc gia (GNI) trên đầu người của Trung Quốc là 5.910 USD vào năm 2012. Đến năm 2021, con số này tăng lên 11.890 USD (hơn 100%). Chưa có số liệu GNI của Trung Quốc trong năm 2022.

Năm 2021, Trung Quốc tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo đói cùng cực, xây dựng “khá giả chung” cho toàn dân. Đây là thành tựu ấn tượng của Trung Quốc trong thập kỷ ông Tập lãnh đạo.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đang đối mặt với sự bất bình đẳng thu nhập và phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng giữa khu vực thành thị và nông thôn.

3. Dân số

Giống với nhiều quốc gia ở Đông Á, Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng dân số suy giảm.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Trung Quốc, tỷ suất sinh năm 2022 ở nước này là 6,77 trẻ/1.000 người, giảm so với tỉ suất sinh 7,52 trẻ/1.000 người vào năm 2021. Đây là tỉ suất sinh thấp nhất từng được ghi nhận ở Trung Quốc.

Dân số Trung Quốc đạt 1,41175 tỷ người vào cuối năm 2022, giảm so với mức 1,41260 tỷ người một năm trước đó. Đây là lần đầu tiên dân số Trung Quốc giảm kể từ năm 1961.

Sau gần 40 năm áp dụng chính sách 1 con, năm 2021, Trung Quốc khuyến khích người dân sinh tối đa 3 con. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thể đảo chiều đà giảm tỷ suất sinh của Trung Quốc.

Tàu sân bay Phúc Kiến do Trung Quốc tự đóng (ảnh: SCMP)

Tàu sân bay Phúc Kiến do Trung Quốc tự đóng (ảnh: SCMP)

4. Quốc phòng Trung Quốc

Dưới thời ông Tập, Trung Quốc tăng mạnh đầu tư nhằm hiện đại hóa quân đội. Ông Tập đặt mục tiêu xây dựng quân đội “đẳng cấp thế giới” vào năm 2050.

Ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2012 là hơn 106 tỷ USD, đến năm 2021 đã tăng 208 tỷ USD (gần gấp đôi). Trung Quốc là nước chi ngân sách quốc phòng lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng vẫn chỉ bằng 1/3 ngân sách quốc phòng của Mỹ.

Năm 2023, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng lên gần 225 tỷ USD. Trong 29 năm qua, Trung Quốc liên tục tăng ngân sách quốc phòng.

Theo Economic Times, Trung Quốc hiện có hơn 2 triệu quân thường trực, đông nhất thế giới. Không quân nước này có quy mô lớn thứ 3 toàn cầu. Hải quân Trung Quốc sở hữu hơn 500 tàu vũ trang, nhiều nhất thế giới. Trung Quốc hiện đã có thể đóng tàu sân bay nội địa.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Tập Cận Bình tái đắc cử chủ tịch nước Trung Quốc

Quốc hội Trung Quốc hôm 10-3 đã bỏ phiếu nhất trí bầu ông Tập Cận Bình giữ chức chủ tịch nước và chủ tịch quân uỷ trung ương nhiệm kỳ 5 năm lần thứ 3.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Quốc – Guardian, Economic Times, SCMP ([Tên nguồn])
Tập Cận Bình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN