Linh Miu, Mai Thỏ...gây tranh cãi vì trang phục trong phim hài Tết

Trang phục truyền thống trong phim hài Tết gây tranh cãi vì góc quay thiếu tinh tế, khiến các nữ diễn viên để lộ nhiều da thịt.

Vào dịp Tết Nguyên đán, ngoài chương trình Táo quân được phát sóng vào 20 giờ ngày 30 Tết được khán giả vô cùng mong ngóng, thì xu hướng làm phim hài Tết cũng trở nên thịnh hành trong những năm gần đây. Nhiều nhà sản xuất hài Tết hướng đến tiêu chí: “Không phải tư duy mà lại được cười ròn rã, vui mệt nghỉ”.

Nếu như trước đây, phim hài Tết được khai thác sâu ở khía cạnh như kho tàng truyện cười dân gian, hay câu chuyện làng quê, thôn dã thì khoảng 5 năm gần đây, nhiều sản phẩm được in sao thành băng đĩa hài bán ra thị trường lại gây tranh cãi vì có nhiều cảnh gắn mác 18+ như “Chôn nhời 3”, “Đại gia chân đất 6”, “Giàng ơi”, “Tam nam bất bần”, “Đại gia chân đất”, “Trạng Lợn”. Gây bức xúc nhất phải kể đến hình ảnh các nữ diễn viên mặc trang phục truyền thống như áo yếm, váy đụp nhưng để lộ nhiều da thịt.

Những bộ phim hài Tết sử dụng trang phục truyền thống, khai thác tối đa vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ nhưng gây tranh cãi vì các nữ diễn viên để lộ nhiều da thịt.

Những bộ phim hài Tết sử dụng trang phục truyền thống, khai thác tối đa vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ nhưng gây tranh cãi vì các nữ diễn viên để lộ nhiều da thịt.

Góc quay thiếu tinh tế khiến khán giả khó chịu vì các nữ diễn viên diện áo yếm hớ hênh.

Góc quay thiếu tinh tế khiến khán giả khó chịu vì các nữ diễn viên diện áo yếm hớ hênh.

Bộ phim hài Tết "Đố làm ông cười" với chủ đề hài dân gian, Mai Thỏ và các nữ diễn viên vào vai kỹ nữ lả lơi và quyến rũ, mặc yếm hở lưng trần giữa trời lạnh 14 độ C.

Bộ phim hài Tết "Đố làm ông cười" với chủ đề hài dân gian, Mai Thỏ và các nữ diễn viên vào vai kỹ nữ lả lơi và quyến rũ, mặc yếm hở lưng trần giữa trời lạnh 14 độ C.

Chia sẻ về điều này, nhà văn Ngô Thảo, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Hài không có nghĩa là chỉ biết cười, tiếng cười cơ học mà hài còn có thể làm cho người ta khóc được. Tiếng cười chua cay. Sau tiếng cười ấy là những bài học rút ra từ sản phẩm hài thâm thuý, sâu sắc. Muốn có sản phẩm hài thật giá trị cần tới trình độ của người làm nghề từ đạo diễn, nhà biên kịch, đội ngũ diễn viên.

Ngoài tài năng thì cần phải có cái tâm trong sáng với nghề. Sự tự trọng của người nghệ sĩ sẽ nói không với những điều gờn gợn, không chạy theo thị hiếu tầm thường, dung tục. Người nghệ sĩ có đủ bản lĩnh trước sự cám dỗ của đồng tiền để họ khi ra mắt sản phẩm văn hoá cho công chúng thì sản phẩm đó phải là món ăn tinh thần, điều đó tạo ra hình ảnh của họ được lưu giữ và ghi dấu trong lòng công chúng”.

Thanh Hương đảm nhận vai vợ tri phủ, với tạo hình khá gợi cảm trong phim "Giấc mộng quan trường" của đạo diễn Linh Đồng, ra mắt vào dịp Tết Nguyên đán 2020.

Thanh Hương đảm nhận vai vợ tri phủ, với tạo hình khá gợi cảm trong phim "Giấc mộng quan trường" của đạo diễn Linh Đồng, ra mắt vào dịp Tết Nguyên đán 2020.

Giữa bối cảnh thị trường nhan nhản phim hài nhảm, mặc gợi cảm để thu hút người xem, khó tránh khỏi yếu tố dung tục, Thanh Hương lên tiếng: "Với nhân vật cô vợ trẻ của quan tri phủ, tôi nghĩ hình ảnh tươi trẻ như vậy là hợp lý, gợi cảm nhưng vẫn trong giới hạn. Trên hết, khi nhận bất cứ vai nào, tôi luôn quan tâm đến yếu tố kịch bản. Tôi có thể tự tin nói rằng những vai diễn mình chọn, chưa có vai nào bị đánh giá là rẻ tiền, nhảm nhí.

Hài dân gian thường thâm thúy và chửi sâu cay. Tôi nghĩ quan trọng nhất vẫn là cách biểu đạt ngôn từ. Thay vì chửi thẳng khiếm nhã, chúng ta có thể chửi ẩn ý, nói kháy sẽ văn minh hơn. Phim dân gian cần những yếu tố như vậy, chửi đời, chửi một cách ngạo nghễ". 

Nguồn: [Link nguồn]

Cô gái để tuột mất vương miện hoa hậu do tiếng Anh kém, ai cũng tiếc vì quá xinh đẹp

Người đẹp Paraguay quá xinh đẹp khiến dân tình tiếc nuối khi không thể chạm tay đến vương miện hoa hậu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Anh ([Tên nguồn])
Xu hướng thời trang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN