Nhận hớt tóc tại gia mùa dịch, thợ hớt tóc bỏ nhà ra ở trọ

Để trang trải chi phí mặt bằng và lo cho gia đình, anh Liêm nhận hớt tóc tại gia cho khách quen. Anh cũng quyết định dọn ra nhà trọ ở để đảm bảo an toàn cho vợ con.

Anh Mai Thành Liêm, chủ một tiệm hớt tóc nam tại quận Tân Phú cho biết, cũng như những đợt dịch trước, sau khi có lệnh dừng hoạt động, anh Liêm đóng cửa tiệm và cho thợ về quê chờ thông báo mới.

"Tôi mở tiệm được khoảng một năm thì đợt dịch đầu tiên bùng ra. Từ đó, khách hàng cũng không ổn định như trước. Trừ đi tiền mặt bằng và tiền thợ thì có tháng tôi cũng đủ trang trải, lo cho gia đình, có tháng thì không. Tuy nhiên, từ lúc dịch bùng lại lần thứ 4 tới nay, lượng khách ngày càng ít, phần lớn mỗi tháng tôi đều phải bỏ tiền túi ra hỗ trợ cho thợ", anh Liêm chia sẻ.

Sau khi có lệnh dừng hoạt động từ 0h ngày 28/5 để phòng, chống dịch COVID-19, anh Liêm cho đóng cửa một thời gian để chờ thông báo. Tuy nhiên, TP.HCM lại giãn cách xã hội kéo dài khiến cuộc sống của anh Liêm gặp nhiều khó khăn nhất là về chi phí mặt bằng và trang trải gia đình. Từ đó, anh Liêm quyết định dọn ra ngoài ở trọ và nhận hớt tóc tại gia cho khách quen, bạn bè thân quen. 

Trước khi nhận lời, anh Liêm hỏi rõ khách ở đâu, có đi đến các nơi có dịch trong vòng 14 ngày hay không rồi mới nhận. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, khi đến nhà khách, anh Liêm cẩn thận sát khuẩn tay khi vào nhà, đeo khẩu trang, bộ đồ nghề cắt tóc cũng được anh lấy cồn xịt khử khuẩn trước khi sử dụng.

Anh Liêm nhận hớt tóc tại gia cho khách quen, bạn bè để trả tiền mặt bằng tiệm và trang trải gia đình.

Anh Liêm nhận hớt tóc tại gia cho khách quen, bạn bè để trả tiền mặt bằng tiệm và trang trải gia đình.

"Sau lệnh dừng hoạt động, tôi đóng cửa tiệm chờ thông báo mới nhưng 15 ngày sau TP.HCM lại tiếp tục giãn cách khiến cuộc sống gặp khó khăn vì tiền mặt bằng, gia đình và nhiều thứ khác. Lúc này, nhiều khách quen và bạn bè gọi tôi đến nhà cắt, trước khi nhận tôi phải hỏi kỹ xem người đó ở đâu, có đi từ vùng dịch về hay không tôi mới dám nhận. Thời điểm đó tôi không nhận khách ở quận Gò vấp, Quận 12 hay Quận 3, vì thật sự mình rất lo lắng cho sức khỏe của bản thân cũng như sợ không đảm bảo công tác phòng chống dịch. Tôi cũng quyết định dọn ra ở trọ để an tâm hơn vì sợ ảnh hưởng đến vợ con", anh Liêm cho biết.

Bộ đồ nghề cắt tóc cũng được anh lấy cồn xịt khử khuẩn trước khi sử dụng.

Bộ đồ nghề cắt tóc cũng được anh lấy cồn xịt khử khuẩn trước khi sử dụng.

Cùng chung nỗi lo, anh Nguyễn Văn Pháp, chủ một tiệm hớt tóc mới mở tâm sự, anh đã làm nghề tóc được 10 năm. Gần đây, anh mới mở tiệm riêng, hoạt động được đúng một tuần thì phải đóng cửa theo quy định để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Hiện anh đang sống và duy trì tiệm bằng số tiền tích góp 10 năm qua.

Tiệm của anh Pháp hoạt động được đúng một tuần thì phải đóng cửa theo quy định để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Tiệm của anh Pháp hoạt động được đúng một tuần thì phải đóng cửa theo quy định để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Anh Pháp tâm sự, chi phí thuê mặt bằng và mở tiệm tóc khá tốn kém, anh quyết định mở cửa tiệm lúc dịch COVID-19 đang được kiểm soát. Tuy vậy, chỉ vài ngày sau khai trương, số người nhiễm bệnh tăng lên nên tiệm tóc của anh phải tạm dừng hoạt động.

"Nếu đóng cửa 1-2 tháng tôi còn "ráng gồng", chứ tình trạng mà kéo dài chắc phải dẹp", anh Pháp tâm sự.

Anh Pháp tâm sự nếu tình trạng này kéo dài có thể anh sẽ dẹp tiệm.

Anh Pháp tâm sự nếu tình trạng này kéo dài có thể anh sẽ dẹp tiệm.

Anh Pháp cho biết, khi phải tạm đóng cửa, anh chỉ biết khuyên thợ cố gắng bám trụ, chờ đến khi tiệm được hoạt động trở lại để theo đuổi đam mê, anh hỗ trợ mỗi người 60.000 đồng/ngày để trang trải cuộc sống.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngỡ ngàng ngắm biệt phủ hàng chục triệu USD bị giới siêu giàu ghét bỏ

Có trị giá hàng chục triệu USD, các căn biệt thự "số đen" chịu chung thảm cảnh bị bỏ rơi, mọc rêu mốc thậm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Quyên ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN