Giá xăng dầu tăng kỷ lục: Người lao động “vã mồ hôi” né bão giá

Khi giá xăng dầu “chạm đỉnh” mặt hàng nhu yếu phẩm như rau, củ quả tăng phi mã thì áp lực chi tiêu càng đè nặng lên vai người tiêu dùng.

Nhìn giá mà… “chóng mặt”

“Cái gì cũng tăng, chỉ có thuế và lương không nhúc nhích” là cảm xúc của rất nhiều người lao động trong bối cảnh giá xăng liên tục lập đỉnh mới.

Giá xăng tăng phi mã sau 5 lần điều chỉnh giá từ đầu năm 2022 đến nay. Ảnh: Quỳnh Trần

Giá xăng tăng phi mã sau 5 lần điều chỉnh giá từ đầu năm 2022 đến nay. Ảnh: Quỳnh Trần

Chị Bùi Thị Viện (Hà Đông, Hà Nội) cho hay, nhiều hàng hóa tăng mạnh, thậm chí những sản phẩm như dầu ăn, rau củ, hoa quả tăng mỗi ngày một giá khiến bà nội trợ như chị cũng phải chóng mặt.

Chẳng hạn, giá rau cải trước đây khoảng 12.000-13.000 đồng/kg, nay hơn 22.000 đồng/kg; các gia vị như sả, chanh, gừng tăng từ 4.000-5.000 đồng/ kg… Các loại rau khác gần như tăng khoảng trên dưới 10%. Chị thắc mắc thì người bán nói do xăng tăng nên giá vận chuyển tăng.

Đặc biệt, các loại rau quả được tư vấn có tác dụng bổ sung nhiều chất, củ dùng để xông tăng sức đề kháng, có tác dụng trong phòng chống dịch Covid-19 cũng đi lên.

Nhẩm tính, chị Bùi Viện thấy các chi phí cho cuộc sống bình thường của gia đình đều tăng, đặc biệt từ đầu năm nay. Mỗi lít xăng RON 95 cách đây một năm chỉ 17.270 đồng thì nay đã vọt lên hơn 29.820 đồng/lít đồng; trước đổ 80.000 đồng là đầy bình xăng, giờ muốn đầy bình phải mất 138.000 đồng. Trước 500.000 đồng đi chợ phải 2-3 ngày mới hết, giờ quay đi quay lại… “nhẵn túi”.

Đó còn chưa kể, hai tuần gần đây, gia đình chị 4 người thì chồng và 2 con đều nhiễm Covid-19, thu nhập gần như bằng 0, chi tiêu tằn tiện mỗi ngày cũng không thấm vào đâu so với tiền thuốc để hỗ trợ điều trị Covid-19. Nhà chị Viện, tiền thuốc điều trị và hỗ trợ điều trị đã lên đến gần 3 triệu đồng.

Giá cả leo thang khiến người lao động phải "thắt lưng buộc bụng"

Giá cả leo thang khiến người lao động phải "thắt lưng buộc bụng"

Cũng như chị Viện, thu nhập của chị Vũ Hoài (Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong hai năm qua sụt giảm khá nhiều do công ty gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Đến nay do thu nhập chưa phục hồi, thậm chí công ty ít việc, một nhân viên văn phòng như chị chỉ nhận lương cứng khoảng 6-7 triệu đồng/ tháng nên chi tiêu hàng tháng càng phải “thắt lưng buộc bụng”.

“Tiền thuê nhà không giảm, giá xăng, giá hàng hóa tăng, trong khi lương của tôi trước kia khoảng 12 triệu/ tháng thì nay giảm còn một nửa và chưa biết khi nào tăng trở lại, nếu không tiết kiệm thì khó trụ nổi. Cũng may quê tôi cách đó không xa, nên gia đình thường xuyên gửi thực phẩm “của nhà trồng được”. Tôi tự nấu ăn mang đi làm nên tiền ăn uống hàng ngày cũng đỡ được một khoản kha khá”, chị Hoài tâm sự.

Cần có kế hoạch từ nhiều phía

Số liệu thống kê cho thấy, bình quân hai tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so cùng kỳ; lạm phát cơ bản tăng 0,67%. Trong đó, các yếu tố làm tăng CPI trong 2 tháng đầu năm là giá xăng dầu.

Tổng cục Thống kê nhận định, lạm phát hai tháng đầu năm 2022 được kiểm soát ở mức phù hợp song cũng lưu ý công tác điều hành giá những tháng tiếp theo cần theo dõi sát diễn biến thị trường xăng, dầu thế giới và trong nước, có các giải pháp bảo đảm cung, cầu xăng, dầu trong nước và hạn chế mức tăng giá.

PGS. TS Ngô Trí Long

PGS. TS Ngô Trí Long

Trao đổi với Báo Giao thông, chuyên gia kinh tế PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng gia xăng dầu tăng vừa tác động trực tiếp, vừa tác động gián tiếp đến các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Bởi đây là hệ quả của việc nguồn cung đang thiếu hụt. Đặc biệt, mâu thuẫn giữa Nga và Ukraina gây lo ngại về bất ổn từ nguồn cung dầu của Nga đang là yếu tố chính đẩy giá lên cao.

Theo ông Long, để giảm thiểu tác động về giá cả khi xăng dầu leo thang phải đến từ nhiều phía như: chính sách quản lý, từ phía doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.

"Trong đó, người tiêu dùng phải là người tiêu dùng thông thái, tính toán hợp lý chi tiêu sinh hoạt mỗi ngày. Các doanh nghiệp phải nâng cao vai trò quản lý trong việc giảm thiểu tác động của giá xăng với phí đầu vào", PGS. TS Ngô Trí Long nhận định.

Cũng theo ông Long, hơn hết, lúc này rất cần đến sự can thiệp của cơn quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra giá và kịp thời xử lý các sai phạm. Tránh trường hợp "tát nước theo mưa".

"Các Bộ ngành liên quan nên đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần tạo ra sự đồng thuận trong xã hội để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát", ông Long phân tích.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá xăng, gas kéo mọi chi phí tăng, nhà hàng, quán ăn không dám tăng giá suất ăn vì lo sợ mất khách

Muốn tăng giá suất ăn nhưng lại sợ mất khách là trăn trở chung của các chủ cửa hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội khi mọi chi phí đều bị ảnh hưởng bởi giá xăng, gas.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Dương ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN