Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn

Gần trưa, hơn chục nồi cơm điện loại lớn chạy hết công suất, tiếng gọi “bán cho 2.000, 5.000, 10.000 đồng, 1 ký,… cơm trắng" gấp gáp vang lên của những người nghèo, công nhân lao động, người bán vé số, sinh viên.

Đó là không khí mua bán cơm trắng ở đường Nguyễn Thông (gần ga Sài Sòn, Q.3, TP.HCM) - được gọi là phố cơm trắng của người nghèo, có “tuổi đời” hơn 10 năm. Những hàng cơm trắng bày bán bên vỉa hè nườm nượp khách mua.

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 1

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 2

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 3

Phố cơm trắng ra đời gần ga vì nơi đây là điểm đến đầu tiên của những người tỉnh lẻ vào Sài Gòn kiếm sống.

Từ đây, xuất hiện các khu nhà trọ tồi tàn cho khách xuống tàu đang bỡ ngỡ chưa biết đi về đâu. Nơi đây tập trung nhiều người lao động đủ ngành nghề, nhu cầu sinh hoạt, ăn uống của họ cũng đơn giản, phù hợp túi tiền. Không màu mè thức ăn, gia vị, đôi khi họ chỉ cần ít cơm trắng, dưa, cà muối cũng xong một bữa.

Người bán cơm không cần thuê mặt bằng, chỉ mấy bình ga, vài cái nồi cơm điện loại 5kg, che dù bên vỉa hè là có thể bán được. Ngoài cơm trắng, vài quán bán thêm dưa, cà muối, nước mắm trong bao ny-lon.

Quán chị Nguyễn Thị Thanh Nga, bán cơm ký ở đường Nguyễn Thông 13 năm nay, khách vào mua liên tục, 3 người làm mà không kịp. Chị cho biết: “Khách đến mua cơm trắng đủ mọi thành phần, không chỉ người vô gia cư, lao động nghèo, sinh viên mà còn có người có điều kiện, dân văn phòng, gia đình không tiện nấu. Cơm loại thường bán với giá 8.000 đồng/ký, cơm ngon thì 10.000 đồng. Mỗi ký cơm tôi lãi khoảng 500 - 1.000 đồng, lấy công làm lời thôi. Thời đại này còn khối người nghèo khổ, họ làm việc vất vả mà ăn uống lại rất kham khổ, nhiều người ăn dè dặt để tiền gửi về quê nuôi con”.

Chị Nguyễn Bích Hồng, cho biết bán ở đây hơn 12 năm, mỗi ngày gần 500kg cơm trắng. “Một ký gạo nấu thành 2 ký cơm, gạo ở đây chỉ 12.000 đồng/kg bởi chủ yếu dân nghèo, thường muốn ăn no, rẻ chứ không cần ngon. Nhiều lúc giá cả leo thang, tăng chút tiền cơm thấy xót cho người nghèo lắm. Bao nhiêu năm nay tôi chứng kiến nhiều cảnh đời éo le. Làm nghề này chúng tôi không mơ ước giàu sang”, chị Hồng chia sẻ.

Ông Trần Xuân Lợi, chạy xe ôm ở đường CMT8 vừa mua mấy bịch cơm, chia sẻ: “Nhờ mấy quán bán cơm trắng này mà anh em chạy xem ôm chúng tôi tiết kiệm được ít tiền để nuôi gia đình”. Còn sinh viên Phạm Ngọc Linh, vừa mua 10.000 đồng tiền cơm, cho biết: “Các bạn cùng phòng đang chờ em mang cơm về, chủ khu trọ của em không cho nấu. Nhà đứa nào cũng nghèo cả, chi phí học hành, sinh hoạt ngốn gần hết tiền cha mẹ gửi nên dè sẻn. Mua ít cơm, thêm dưa cà, rau là đủ bữa, chứ 3 đứa vào quán cơm cũng mất gần 50.000 đồng”.

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 4

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 5

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 6

Các em sinh viên xa nhà mua cơm trắng phần để tiết kiệm, phần vì chủ nhà trọ không cho nấu ăn.

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 7

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 8

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 9

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 10

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 11

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 12

Người chạy xe ôm, bán vé số... mua cơm trắng để ăn qua ngày. Đối với họ, bữa ăn cốt để no chứ không cần ngon.

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 13

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 14

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga bán cơm trắng và cà pháo, dưa muối.

Chị cho biết, người nghèo đến mua 2.000 cơm trắng, 2.000 cà pháo là ăn đủ bữa. Có người gắn bó ở phố cơm trắng này hơn 15 năm, chứng kiến nhiều cảnh đời éo le nên đối với họ, bám cơm trắng không cốt để làm giàu. Một quán ở đây bán khoảng 500kg cơm trắng/ngày, mỗi kg cơm họ lãi 1.000 đồng chưa trừ các chi phí nhân công, điện nước.

Độc đáo: Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - 15

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Quân (Infonet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN