Trận đấu nổi bật

madison-vs-ons
Mutua Madrid Open
Madison Keys
-
Ons Jabeur
-
andrey-vs-tallon
Mutua Madrid Open
Andrey Rublev
2
Tallon Griekspoor
0
daniil-vs-alexander
Mutua Madrid Open
Daniil Medvedev
2
Alexander Bublik
0
rebeka-vs-erika
Catalonia Open
Rebeka Masarova
-
Erika Andreeva
-
iga-vs-beatriz
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
0
Beatriz Haddad Maia
0
hubert-vs-taylor
Mutua Madrid Open
Hubert Hurkacz
0
Taylor Fritz
0
francisco-vs-alexander
Mutua Madrid Open
Francisco Cerundolo
-
Alexander Zverev
-
jannik-vs-karen
Mutua Madrid Open
Jannik Sinner
-
Karen Khachanov
-
jan-lennard-vs-carlos
Mutua Madrid Open
Jan-Lennard Struff
-
Carlos Alcaraz
-
felix-vs-casper
Mutua Madrid Open
Felix Auger-Aliassime
-
Casper Ruud
-
rafael-vs-jiri
Mutua Madrid Open
Rafael Nadal
-
Jiri Lehecka
-

Võ thuật TP.HCM 40 năm hội nhập và phát triển (Phần 2)

Dẫu sinh sau, đẻ muộn (so với môn võ cổ truyền dân tộc) nhưng Vovinam chính là môn quốc võ hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả nhất, luôn tích cực chuyển mình vươn ra biển lớn, đặc biệt trên địa bàn TP.HCM…

Phần 2: Vovinam vươn ra biển lớn

Những tháng ngày gian khó

Vovinam – Việt Võ Đạo (VVN) do cố võ sư Nguyễn Lộc (1912-1960) sáng lập tại Hà Nội năm 1938, trên cơ sở lấy võ và vật dân tộc làm nòng cốt, nghiên cứu các môn võ khác trên thế giới để thái dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền tảng kỷ thuật của mình theo nguyên lý Cương – Nhu phối triển.

Khoảng cuối năm 1954, VVN bước chân vào làng võ Sài Gòn… Chẳng may, võ sư Nguyễn Lộc sớm từ giã cõi đời và trao nhiệm vụ chưởng môn lại cho võ sư Lê Sáng. Do tình hình thời cuộc lúc bấy giờ, phong trào tập luyện VVN còn khá khiêm tốn…

Gần 1 năm sau ngày thống nhất đất nước, một số võ sư và huấn luyện viên VVN TP.HCM đã tập họp, ôn luyện tại Quận 8 nhưng mãi đến cuối tháng 12/2978, lớp tập chính thức khai giảng tại hồ bơi Hòa Bình (Quận 8) với 80 võ sinh mở đầu cho giai đoạn khôi phục lại phong trào.

Võ thuật TP.HCM 40 năm hội nhập và phát triển (Phần 2) - 1

Phong trào được duy trì

Chỉ một thời gian sau, VVN TP HCM đã tham dự đợt Hội thảo Võ thuật do Viện Khoa học Giáo dục và Trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục Trung ương 2 phối hợp tổ chức (6/1980) và 5 năm sau, võ sư Nguyễn Văn Chiếu (nay là chánh chưởng quản môn phái) được mời huấn luyện cho lớp Nghiên cứu võ thuật phía Nam (Khóa tập trung 4 tháng) của Cục Cảnh vệ – Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)…

Trong suốt quá trình phát triển, Vovinam TP.HCM đánh giá cao sự hy sinh, phấn đấu vì võ học dân tộc của nhiều võ sư, huấn luyện viên, môn sinh. Còn nhớ vào khoảng cuối thập niên 80, tiền bồi dưỡng cho các lớp tập chỉ đủ cho huấn luyện viên uống ly cà phê đen hoặc ly nước đá chanh sau mỗi buổi tập. Ấy vậy mà họ vẫn kiên trì bám trụ năm này qua năm khác.

Khoảng đầu năm 90, kinh phí có hạn, Trung tâm TDTT Quận 8 đang tháo dỡ để xây mới, giải VĐ toàn thành phải tổ chức trên sân trường phổ thông trung học Lương Văn Can. Trưa nắng, cứ sau vài lượt ra đòn, võ sĩ phải dừng lại để các võ sinh quận 8 dùng vải ướt lau nhanh qua thảm cho các võ sĩ đỡ nóng chân… Có lần giải VĐ toàn thành tiến hành tại Nhà thi đấu Quận 8 còn đang xây dang dở, mưa dột tứ tung ướt cả thầy lẫn trò…

Nếu không có các võ sư Trần Văn Mỹ, Nguyễn Chánh Tứ, Trần Văn Phước, Cao Hải Bình, Nguyễn Văn Vang, Giang Quan Thiêm, Tô Văn Vượng, Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Văn Hiếu, Lê Đình Phước… cùng hàng trăm võ sư, HLV tâm huyết khác, phong trào VVN khó có thể phát triển đến hầu hết các quận, huyện, một số trường đại học và lực lượng vũ trang trong TP HCM với hàng chục ngàn võ sinh thường xuyên tập luyện như ngày nay.

Đồng thời cũng chính từ phong trào này đã xuất hiện nhiều võ sĩ giành thành tích cao trên đấu trường quốc nội và quốc tế như: Nguyễn Hồng Quỳ, Nguyễn Tấn Thịnh, Phạm Thị Phượng, Nguyễn Thị Tuyết Loan, Phạm Đoàn Trâm Anh…

Lá cờ đầu phát triển phong trào

Khi phong trào đi vào ổn định, Hội VVN TP HCM được thành lập năm 1989. Đây là cột mốc quan trọng vì nó có ảnh hưởng ít nhiều đến công tác nhân sự, chuyên môn lẫn sự quan tâm của các tỉnh, thành khác đối với bộ môn.

Võ thuật TP.HCM 40 năm hội nhập và phát triển (Phần 2) - 2

Ngày càng phát triển

Kể từ thời điểm đó đến nay, dưới sự lãnh đạo và hỗ trợ của Sở TDTT, Liên đoàn Võ thuật, VVN TP HCM không ngừng lớn mạnh và trở thành đơn vị đầu tàu trong nước và quốc tế. TP.HCM từng là nơi tổ chức Hội diễn kỹ thuật khu vực 3 (1990), giải VĐTQ lần thứ nhất (12/1992) quy tụ 178 võ sĩ của nhiều tỉnh, thành tranh tài 2 nội dung: Hội diễn kỹ thuật và đấu đối kháng.

Đây là bước đột phá đầu tiên trong quá trình thể thao hóa VVN, vì từ lúc hình thành đến thời điểm đó, VVN chỉ biểu diễn kỹ thuật trong các kỳ lễ hội. Hồi tưởng lại thời kỳ này, tất cả các võ sư VVN TP HCM vẫn luôn nhớ đến cố võ sư Trần Huy Phong (1938-1997), người chấp bút soạn thảo luật thi đấu và ủng hộ giải thưởng cho những giải toàn quốc đầu tiên.

Cùng lúc đó, TP HCM cũng đăng cai nhiều Hội nghị chuyên môn toàn quốc. Vốn là nơi tập trung nhiều võ sư cao đẳng, TP HCM còn hỗ trợ chuyên môn cho nhiều tỉnh, thành, ngành, đồng thời liên tục chiếm giải nhất toàn đoàn trong suốt 13 lần tham dự giải VĐTQ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Võ (thethaohcm.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN