Trận đấu nổi bật

felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
0
Jan-Lennard Struff
2
alejandro-vs-marton
Tiriac Open
Alejandro Tabilo
0
Marton Fucsovics
2
cristian-vs-taylor
BMW Open
Cristian Garin
0
Taylor Fritz
2
casper-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Casper Ruud
2
Tomas Martin Etcheverry
0
iga-vs-elena
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
1
Elena Rybakina
1
sloane-vs-caroline
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
1
Caroline Garcia
0
marta-vs-marketa
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Marketa Vondrousova
-
stefanos-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Stefanos Tsitsipas
-
Dusan Lajovic
-

Văn Ngọc Tú giành HCV ở môn võ lạ

Chiều 4.7, “nữ hoàng judo” Văn Ngọc Tú đã tỏa sáng trên thảm đấu môn võ... kurash để giành tấm HCV thứ 4 cho Thể thao VN tại Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á (AIMAG) 2013.

Thực tế, việc Văn Ngọc Tú tỏa sáng để bước lên bục cao nhất môn kurash hạng -52kg nữ hoàn toàn nằm trong dự kiến. Bởi cách đây 4 năm, tại ASIAN Indoor Games 2009 mà Việt Nam là chủ nhà, Văn Ngọc Tú đã lần đầu tiên đoạt HCV tại một giải đấu chính thức tổ chức thi đấu môn kurash.

Tuy vậy, môn võ được hình thành từ Uzbekistan này vẫn còn khá mới mẻ với làng thể thao, chứ không phổ biến như Judo.

Được biết, kurash là môn vật truyền thống của người Uzbekistan, ra đời cách đây khoảng 3.500 năm, đây là môn võ có họ hàng với võ vật cổ truyền Thổ Nhĩ Kỳ và võ vật của người Tatar. Trong những năm gần đây, kurash đang được vận động để đưa vào thi đấu tại các đại hội thể thao quốc tế.

So với môn judo từng giúp Tú “dừa” nhiều năm độc cô cầu bại trên đấu trường khu vực, thì kurash rất tương đồng từ thảm đấu, cách tính điểm, một số cách ra đòn... Điểm khác biệt cơ bản là ở môn judo, các võ sĩ được tung đòn ở nhiều tư thế đứng, quỳ, nằm; còn kurash chỉ tính điểm cho võ sĩ khi thực hiện được đòn ở tư thế đứng.

Văn Ngọc Tú giành HCV ở môn võ lạ - 1

"Nữ hoàng judo" Văn Ngọc Tú tỏa sáng trên thảm đấu môn võ mới kurash tại AIMAG 2013

Chiều 4.7, sau khi vượt qua Mathew Poorva Kanjira ở bán kết, Văn Ngọc Tú thắng tiếp Jumakulyyeva Ayna (Turkmenistan) trong trận tranh HCV.

Không xuất sắc như Tú, các võ sĩ Việt Nam khác như Trần Thương (hạng -73kg nam), Hồ Ngân Giang (-66kg nam) đều phải dừng bước ở tứ kết.

Trong ngày 4.7, Thể thao VN còn có thêm 1 HCB, 1 HCĐ billiards-snooker nội dung carom 3 băng. Sau khi vượt qua Takeshima (Nhật Bản) với điểm số 40-33 ở bán kết, Nguyễn Quốc Nguyện bước vào trận tranh HCV với Umeda Ryuji (Nhật Bản, người từng thắng Dương Anh Vũ 40-29 ở trận chung kết ASIAD 2006, và thắng Mã Xuân Cường ở trận bán kết còn lại nội dung carom 3 băng AIMAG 2013 với cách biệt 40-32). Và thực tế, dù đã chơi rất cố gắng nhưng Quốc Nguyện vẫn không thắng được bản lĩnh, kinh nghiệm dày dạn của cơ thủ năm nay đã 45 tuổi, chấp nhận thua sát nút Umeda 39-40.

Ở môn khiêu vũ thể thao, Thể thao VN giành được 2 HCĐ của cặp Hải Anh – Nhã Uyên (điệu cổ điển Tango, điệu cổ điển Quickstep). Cặp đôi Hồng Việt – Thu Trang thi đấu không thành công ở điệu cổ điển Waltz, Slow.

Tính tới lúc này, Thể thao VN đã giành được 4 HCV, 6 HCB, 7 HCĐ, vẫn tạm xếp thứ 5 toàn đoàn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo TUệ Minh (danviet.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN