Parkour tại Việt Nam cần xã hội hiểu và quan tâm hơn

Các traceur tại Việt Nam tiếp cận với những clip trên mạng, sau đó một vài người sẽ cùng tập với nhau, từ đó tạo thành phong trào. Joker team là một trong những nhóm Parkour đầu tiên tại Hà Nội, sau đó được phát triển vào miền nam và nhóm Mario được thành lập, tiếp đó là Hải Phòng, Huế…

Parkour được đông đảo giới trẻ trên thế giới biết đến vào năm 2002, sau khi được xem những màn biểu diễn ngoạn mục của bộ môn này trên kênh BBC. Tuy nhiên phải đến vài năm sau đó, giới trẻ Việt Nam mới biết và bắt đầu tập luyện nó.

Những người luyện tập Parkour được gọi là những traceur. Các traceur tại Việt Nam tiếp cận với những clip trên mạng, sau đó một vài người sẽ cùng tập với nhau, từ đó tạo thành phong trào. Joker team là một trong những nhóm Parkour đầu tiên tại Hà Nội, sau đó được phát triển vào miền nam và nhóm Mario được thành lập, tiếp đó là Hải Phòng, Huế…

Tuy vậy, Parkour Việt Nam hiện nay phần lớn xuất hiện dưới dạng phong trào, chỉ có một số ít người có trình độ, kiến thức chuyên sâu để am hiểu và có sự đam mê thực thụ. Bởi vì những người trẻ tuổi đến với Parkour chỉ vì tò mò và họ rất dễ bỏ cuộc giữa chừng. Parkour là bộ môn đòi hỏi sự kiên trì, nghị lực và có một chút tính cách “cứng”, ưa mạo hiểm của người tập.

Một phần là do bộ môn này cũng có tính mạo hiểm, các traceur tự tập luyện với nhau, không có huấn luyện viên chuyên nghiệp, và những địa điểm tập phù hợp, do đó nhiều người ngoài thấy rằng bộ môn này rất nguy hiểm và gia đình đã ngăn cấm không cho con em mình tập bộ môn này. Tuy có những trở ngại lớn như vậy, nhưng các traceur tâm huyết vẫn quyết tâm luyện tập, trau dồi khả năng, và hiện nay trình độ các traceur tại Việt Nam cũng tương đương với tầm châu Á.

Parkour tại Việt Nam cần xã hội hiểu và quan tâm hơn - 1

Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam yêu thích môn thể thao này

Theo bạn Phương – một người tập Parkour nhiều năm nay, xu hướng phát triển hiện tại của Parkour Viêt Nam là đang phổ biến cho tất cả mọi người bằng thành lập nhiều nhóm hơn nữa ở các tỉnh, thành phố khác, đồng thời biến nó trở thành một môn nghệ thuật đường phố theo đúng nghĩa chứ không đơn thuần là môn thể thao mạo hiểm nữa.

Điều này được thực hiện bằng cách kết hợp thêm yếu tố FreeRunning vào Parkour. Nhiều người hiện nay vẫn đang nhầm lẫn giữa hai loại hình này. FreeRunning cũng mang những tính chất của Parkour, cũng là nhanh, hiệu quả, nhưng ít an toàn hơn bởi nó tập trung nhiều hơn vào sự đẹp mắt của từng chuyển động.

Chẳng hạn như gặp một rào chắn, Parkour sẽ nhảy qua, trèo qua một cách nhanh, hiệu quả và an toàn nhất, còn FreeRunning sẽ làm các động tác nhào nhộn qua đó. FreeRunning thiên về biểu diễn nên sẽ đẹp mắt nhưng mất đi tính an toàn. Bởi vậy, nếu như Parkour có sự kết hợp yếu tố của FreeRunning sẽ làm cho nó trở nên nghệ thuật hơn nhưng vẫn không làm mất đi sự khỏe khoắn, thể thao của Parkour.

Chính vì những khó khăn và đặc thù của Parkour, nên cộng đồng traceur hiện nay thực sự muốn mọi người hiểu đúng về bản chất của Parkour và sự an toàn của nó, tránh gây hiểu nhầm rằng Parkour là một môn thể thao nguy hiểm. Tất cả các môn thể thao đều ẩn chứa sự rủi ro trong đó, đều có thể có những chấn thương đáng tiếc xảy ra, nhưng khi chúng ta đảm bảo đầy đủ điều kiện bảo vệ trong khi tập luyện, thi đấu thì đó là môn thể thao an toàn.

Parkour cũng vậy, nó chỉ nguy hiểm khi chính người tập luyện không tuân thủ đúng các nguyên tắc. Ngoài ra, những người tập Parkour còn mong muốn có những điều kiện tập luyện tốt nhất, nhưng nơi chuyên biệt để tập parkour (được gọi là các Parkour Park) và được đầu tư các phòng tập có trang bị đầy đủ thiết bị như đệm mút và ván bật.

Theo những tín đồ của môn nghệ thuật đường phố này, “Parkour còn có ý nghĩa nhiều hơn chỉ là một trò tiêu khiển, nó là một thứ triết học hay nói cách khác là một cách sống. Nhân tố quan trọng nhất của Parkour là sự hoà hợp giữa cơ thể và vật cản.

Nó đòi hỏi một sự tinh tế, uyển chuyển và một sự tập trung cao độ để có thể đạt được chữ “mỹ” trong từng chuyển động”, và họ thực sự đã tìm thấy triết lý sống của bản thân trong đó. Chính vì vậy, xã hội cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn hơn nữa đối với bộ môn “thể thao” khá đặc biệt này, từ đó tạo ra thêm những sân chơi bổ ích cho giới trẻ tại Việt Nam.

Tư vấn thêm về giày cho người luyện tập

- Trọng lượng: Càng nhẹ càng tốt. Đôi giày nhẹ sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc di chuyển thoải mái và thực hiện động tác tự nhiên hơn.

- Lưu ý: Đế giày ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển. Độ bám của đế giày rất quan trọng.

- Độ dày của đế giày: Cảm giác chân của bạn với đôi giày là điều rất quan trọng khi thực hiện các động tác kỹ thuật. Bạn không nên chọn các loại có đế quá dày. Đế giày đủ để cho bạn cảm nhận được động tác sẽ tránh các chấn thương ngoài ý muốn. Nhưng cũng không nên chọn loại đế quá mỏng. Vì các động tác nhảy ở tầm cao đòi hỏi đôi giày phải êm và khả năng giảm sóc tốt.

- Chất liệu giày: Nên tránh các đôi giày có các phần nhựa cứng. Điều này sẽ rất khó khăn cho bạn trong luyện tập và thực hiện động tác kỹ thuật. Các loại đế cao su mềm sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong tập luyện, nhưng phải bảo đảm độ mềm, sự chắc chắn của chất liệu và keo giày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Võ (Thethaohcm.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN