Trận đấu nổi bật

lorenzo-vs-terence
Internazionali BNL d'Italia
Lorenzo Musetti
0
Terence Atmane
1
yoshihito-vs-grigor
Internazionali BNL d'Italia
Yoshihito Nishioka
0
Grigor Dimitrov
0
ons-vs-sofia
Internazionali BNL d'Italia
Ons Jabeur
0
Sofia Kenin
0
irina-camelia-vs-oceane
Internazionali BNL d'Italia
Irina-Camelia Begu
0
Oceane Dodin
0
victoria-vs-magda
Internazionali BNL d'Italia
Victoria Azarenka
-
Magda Linette
-
alexander-vs-aleksandar
Internazionali BNL d'Italia
Alexander Zverev
-
Aleksandar Vukic
-
taylor-vs-fabio
Internazionali BNL d'Italia
Taylor Fritz
-
Fabio Fognini
-
miomir-vs-casper
Internazionali BNL d'Italia
Miomir Kecmanovic
-
Casper Ruud
-
katie-vs-aryna
Internazionali BNL d'Italia
Katie Volynets
-
Aryna Sabalenka
-
novak-vs-corentin
Internazionali BNL d'Italia
Novak Djokovic
-
Corentin Moutet
-

Hoàng Anh Tuấn giành HCV: Không thể “khoán trắng”

Việc Hoàng Anh Tuấn chiến thắng cả Thạch Kim Tuấn lẫn Trần Lê Quốc Toàn tại giải cử tạ VĐQG vừa khai mạc tại Hải Phòng hôm 12/10 có vẻ mang màu sắc của một câu chuyện bi hài.

Thạch Kim Tuấn là lực sỹ HCV Olympic trẻ, từng được kỳ vọng thay thế xứng đáng đàn anh Hoàng Anh Tuấn, còn Trần Lê Quốc Toàn đang là đương kim vô địch SEA Games, lại vừa đi dự Olympic London về, thế mà cả hai đều thua Hoàng Anh Tuấn ở nội dung cử giật, trong đó Kim Tuấn thua khá “sâu”, kém Hoàng Anh Tuấn tới 3 kg.

Hai lực sỹ được “chăm bẵm”, được đi tập huấn nước ngoài với các điều kiện tập luyện tốt hơn nhưng rốt cuộc lại thua người bị cấm thi đấu 2 năm trời thì cứ thẳng thắn mà nói là nhà quản lý chưa chắc đã thấy vui vẻ cho lắm. Nhìn dưới góc độ khác thì câu chuyện nói trên cho thấy một điều... xưa như trái đất, rằng nhân tài khó kiếm chứ không nhiều như cát sa mạc. Và dĩ nhiên, kiếm đã khó nhưng giữ được còn khó gấp bội.

Hoàng Anh Tuấn giành HCV: Không thể “khoán trắng” - 1

Hoàng Anh Tuấn là nhân tài khó kiếm

Thể thao nước nhà, nói vậy thôi chứ sản sinh ra không ít tài năng. Chỉ có điều cũng lại không ít trường hợp không thể “giữ” được. Trong bóng đá, tài năng như Văn Quyến có thể coi như một loại “thần đồng” hiếm hoi mà bóng đá Việt Nam sản sinh ra. Cầu thủ này đã không thể lên tới đỉnh cao trong sự nghiệp vì bốn năm lao tù do hành vi bán độ. Hậu quả là giờ đây ngay một đội hạng Nhất cũng phải đắn đo nếu muốn nhận Văn Quyến do anh này đã mất phong độ hoàn toàn. Đó là điển hình của một “ca bệnh nặng”, còn chuyện các tài năng bóng đá nước ta xài ma túy, rượu hay tham gia đánh bạc thì nhiều vô số. Có thể tìm thấy những trường hợp tương tự ở các tài năng môn quần vợt, bóng bàn, cờ tướng, xe đạp..., mà thói hư tật xấu chẳng những khiến họ sút giảm thành tích, còn thậm chí làm họ mất luôn sự nghiệp ngay khi đang ở đỉnh cao phong độ.

Khi VĐV mắc lỗi liên quan đến đạo đức, dễ nói nhất là cho rằng cần “đặt chữ đức lên trên chữ tài”. Điều đó hẳn là đúng, nhưng vấn đề là cơ quan quản lý ngành phải làm sao để không xảy ra việc cứ phát hiện, đào tạo được tài năng hạng nhất thì tài năng ấy chẳng chóng thì chầy sẽ thui chột chỉ vì mắc lỗi đạo đức. Cần nhớ rằng quy trình chọn lựa và phát triển tài năng của ngành thể thao hiện nay chưa tạo điều kiện cho VĐV được học văn hóa “đến nơi đến chốn” và chính vì thế người ta không thể “khoán trắng” các hành vi ứng xử đạo đức của VĐV cho xã hội được. Nếu không, ai mà biết được rồi sẽ phải tiếc cho bao nhiêu tài năng như Hoàng Anh Tuấn hay Văn Quyến đây?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lai Thái Dương (Báo Thể thao TPHCM)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN