Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
-
Gregoire Barrere
-
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
-
Jack Draper
-
joao-vs-radu
Tiriac Open
Joao Fonseca
2
Radu Albot
0
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
-
Jasmine Paolini
-
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
-
Cristian Garin
-
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
-
Tomas Martin Etcheverry
-
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
-
Yue Yuan
-
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
-
Emma Raducanu
-
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

ASIAD 17: Bốn cô gái rowing đoạt chiếc HCB

Sự kiện: Asiad 2023

Bốn cô gái của đội tuyển rowing vừa giành HCB nội dung thuyền bốn mái chèo vào trưa 24-9 tại Á vận hội (ASIAD) Incheon 2014 có những bí mật đặc biệt mà ít người biết.

Trong số 4 nữ VĐV mang về HCB đầu tiên cho đoàn Việt Nam trong ngày 24-9 chỉ duy nhất Phạm Thị Hài là VĐV của Hà Nội. Phạm Thị Thảo ở Thái Bình, Lê Thị An là người Hải Dương, còn Phạm Thị Huệ quê Quảng Bình.

Các VĐV này từng phải ăn nhờ ở đậu và dùng trang thiết bị tập luyện của các VĐV đua thuyền Hà Nội. Trước khi lên đường đi ASIAD 17, đội tuyển đua thuyền Việt Nam tập luyện ở hồ Tây nhưng vẫn bị coi là những “VĐV hạng hai” do không phải của Hà Nội. Là VĐV của đội tuyển quốc gia nhưng đội phải tự đi chợ mua đồ ăn và lo dinh dưỡng cho bản thân sau mỗi buổi tập nặng nhọc.

Trước Á vận hội, các VĐV đua thuyền còn không có tên trong danh sách được đầu tư trọng điểm, trang thiết bị tập luyện và chế độ đãi ngộ đều rất khó khăn. Sang đến Hàn Quốc, đội phải đi thuê thuyền để tập luyện. Chỉ được trông đợi sẽ giành HCĐ tại Á vận hội 17 nhưng các cô gái đã làm hơn thế. Vì vậy, có thể xem HCB của họ có giá trị không kém gì HCV.

Trong số 4 cô gái, Phạm Thị Thảo là người đặc biệt. Đến với môn thể thao gắn liền với mặt nước 7 năm nay nhưng Thảo lại không biết bơi. Năm 2008, trong một lần tập luyện ở hồ Tây, Thảo bị ngã xuống hồ và suýt mất mạng.

Tại SEA Games 26 ở Indonesia, Thảo khi đó mới 22 tuổi đã giành 2 HCV nội dung thuyền đôi nữ và đồng đội nữ cự ly 2.000 m. Tại giải rowing châu Á, cô gái quê Thái Bình tiếp tục mang về HCĐ để rồi có vé dự Olympic cùng Phạm Thị Hài, một giấc mơ ngoài dự kiến với rowing Việt Nam.

ASIAD 17: Bốn cô gái rowing đoạt chiếc HCB - 1

Đội đua thuyền nữ Việt Nam giành HCB. Từ trái sang: Lê Thị An, Phạm Thị Huệ, Phạm Thị Thảo và Phạm Thị Hài

Thảo cao, ốm và có năng khiếu thể thao từ thời trung học phổ thông nhưng các nhà tuyển trạch khi ấy nghĩ rằng Thảo hợp với môn điền kinh hơn là đua thuyền. Giấc mơ của Thảo lại là trở thành một VĐV bóng chuyền như các đàn chị thần tượng ở đội tuyển Việt Nam.

Cơ duyên đến với rowing như thể môn này chọn Thảo chứ không phải cô chọn nó. Năm 2010, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Thảo đã từng giành được HCB Á vận hội nhưng lần này, cô và đồng đội không được kỳ vọng quá nhiều.

Cùng chia sẻ niềm vui huy chương ở môn rowing còn có Tạ Thanh Huyền với tấm HCĐ ở nội dung thuyền đơn nữ. 

Wushu vuột HCV vì... tiêu chảy!

Sau chiếc HCB của nội dung thuyền bốn mái chèo được các VĐV Việt Nam mang về ở sáng 24-9, trong buổi chiều cùng ngày, võ sĩ wushu Bùi Trường Giang đã mang về chiếc HCB thứ hai trong ngày cho thể thao nước ta sau khi thua võ sĩ Trung Quốc Zhao Fuxiang 0-2 ở chung kết nội dung tán thủ hạng cân 56 kg tại nhà thi đấu Ganghwa vì bị tiêu chảy trước đó.

Trường Giang chủ động tấn công ngay từ những phút nhập cuộc để có thể chiếm thế thượng phong. Tuy vậy sau hiệp 2, Zhao Fuxiang đã thể hiện sức mạnh và chiến thắng. HLV đội tán thủ Phan Quốc Vinh cho biết: “Trình độ đối thủ không quá mạnh. Năm 2013, Trường Giang đã vô địch giải thế giới trẻ sau khi thắng một võ sĩ Trung Quốc.

Chính vì thế, trong trận đấu này, đối thủ rất ngán ngại Giang. Tuy nhiên, học trò của tôi bị tiêu chảy, các cơ của Giang đều rã rời bởi mất nước nên không thể hiện hết khả năng. Tôi rất hoan nghênh tinh thần vượt khó của Giang nhưng với tôi, về nhì là thất bại”.

Như vậy, Wushu đã kết thúc ASIAD 17-2014 với 1 HCV, 1 HCB và 4 HCĐ.

Q.Liêm

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Ngọc (Nld.com.vn)
Asiad 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN