Ảnh hưởng COVID-19: Giảm giá và miễn hoàn toàn 15 loại dịch vụ chứng khoán

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18/3/2020, trong đó giảm giá và miễn hoàn toàn không thu đối với 15 loại dịch vụ chứng khoán.

Giảm giá và miễn hoàn toàn không thu đối với 15 loại dịch vụ chứng khoán

Giảm giá và miễn hoàn toàn không thu đối với 15 loại dịch vụ chứng khoán

Bộ Tài chính mới đây đã ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18/3/2020, trong đó giảm giá và miễn hoàn toàn không thu đối với 15 loại dịch vụ chứng khoán nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán trước ảnh hưởng của dịch COVID-19. Cụ thể, giảm giá 9 dịch vụ, trong đó:

Giảm 10% đối với 3 dịch vụ bao gồm: dịch vụ giao dịch trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh; dịch vụ lưu ký chứng khoán;

Giảm từ 15%-20% đối với 2 dịch vụ bao gồm: dịch vụ quản lý vị thế, quản lý tài sản ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái sinh.

Giảm từ 30%-50% đối với 4 dịch vụ bao gồm: dịch vụ quản lý niêm yết chứng quyền có bảo đảm; dịch vụ thực hiện quyền; dịch vụ chuyển khoản chứng khoán; dịch vụ đấu giá, chào bán cạnh tranh.

Đặc biệt, không thu (miễn hoàn toàn) đối với 6 dịch vụ bao gồm: dịch vụ đăng ký niêm yết; đăng ký chứng khoán; dịch vụ kết nối trực tuyến lần đầu; dịch vụ vay, cho vay chứng khoán qua  hệ thống VSD; đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh; đăng ký thành viên bù trừ.

Theo đó, thời gian áp dụng mức giảm giá và miễn thu tiền sử dụng dịch vụ quy định tại Thông tư trên ít nhất trong vòng hơn 5 tháng (từ ngày 19/3 đến hết ngày 31/8).

Bên cạnh đó, trường hợp tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ xem xét, quyết định kéo dài thời gian áp dụng Thông tư này trong trường hợp cần thiết.

Trên cơ sở mức giảm giá dịch vụ quy định tại Thông tư này, các tổ chức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán sẽ thực hiện ngay việc giảm giá dịch vụ do đơn vị mình cung cấp tương ứng để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, phù hợp với thực tế cung ứng dịch vụ, quy định của pháp luật về giá và pháp luật có liên quan.

Chia sẻ về TTCK hiện nay, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng: Theo đánh giá của chúng tôi, các gói giải pháp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của Mỹ và các nước là cần thiết. Tuy nhiên, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất quá mạnh và tuyên bố trong tình trạng khẩn cấp, không theo lịch trình họp định kỳ đang làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Do vậy, tình hình TTCK thế giới nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng trong những ngày tới khả năng sẽ có những biến động lên xuống đan xen với tần suất khá lớn.

Chủ tịch Trần Văn Dũng cho biết, UBCKNN sẽ tiếp tục điều hành TTCK theo quan điểm: “Tôn trọng sự tự điều chỉnh theo quan hệ cung – cầu của thị trường, hạn chế tối đa các tác động, can thiệp về hành chính và kỹ thuật vào thị trường khi chưa thật sự cần thiết”.

Khi Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh, với nội lực của nền kinh tế Việt Nam, chúng ta vẫn có nhiều cơ sở để trông đợi vào khả năng tăng trưởng khả quan của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. "Việt Nam có nền tảng vĩ mô tốt, có lợi thế trong các hiệp định thương mại tự do cũng như xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu, Chính phủ luôn tạo mọi điều kiện cho phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài,... Chúng tôi cho rằng, Việt Nam vẫn là điểm sáng khi dịch bệnh sớm muộn cũng sẽ được kiểm soát", ông Dũng nhấn mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Chứng khoán lao dốc vì virus Corona, nhiều doanh nghiệp ”ra tay” cứu

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) lao dốc, nhiều “ông lớn” lên tiếng khẳng định mua vào một lượng lớn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN