Việt Nam chỉ mới có 2 tỉ phú đôla, vì sao?

Sự kiện: Kinh Doanh

Là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt nhưng ông Trịnh Văn Quyết vẫn không được Forbes ghi nhận tỷ phú USD của Việt Nam.

Theo danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2017 do tạp chí Forbes vừa công bố, lần đầu tiên Việt Nam có 2 tỷ phú đôla đó là ông Phạm Nhật Vượng (tăng 144 bậc so với năm ngoái, lên vị trí thứ 867) và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của Vietjet Air. Theo Forbes, chủ tịch Vingroup có khối tài sản 2,4 tỷ USD, gấp đôi so với người mới gia nhập danh sách là CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo.

Tuy nhiên, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC không nằm trong danh sách những đại gia tỷ đô của Việt Nam, dù ông Quyết đang sở hữu khối tài sản lên tới hơn 33.000 tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD). 

Trước đây, Forbes từng cho biết để xác định tài sản của các tỷ phú không hề đơn giản mà cần phải kết hợp rất nhiều phương pháp tính toán khác nhau mới cho ra được bảng xếp hạng các tỷ phú, triệu phú trên thế giới.

Cụ thể, Forbes định giá tài sản của các tỷ phú dựa trên giá trị cổ phiếu của họ trên các sàn chứng khoán, bất động sản sở hữu, tiền mặt, các khoản đầu tư có giá trị và trừ đi số nợ của họ.

Ngoài ra còn phải lấy ý kiến hàng loạt chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau để ước tính tài sản của các tỷ phú. Thậm chí Forbes còn thực hiện các cuộc phỏng vấn cả những cá nhân có liên quan tới các tỷ phú để ước tính khối tài sản ròng họ sở hữu.

Theo thông tin từ đại diện truyền thông của tạp chí Forbes tại khu vực châu Á, hiện nay, Forbes vẫn trong quá trình theo dõi khối tài sản của Trịnh Văn Quyết.

Việt Nam chỉ mới có 2 tỉ phú đôla, vì sao? - 1

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng và CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo- Nguồn: Internet 

Theo chuyên gia tài chính, ông Phan Dũng Khánh, tiêu chí bình chọn người giàu nhất của nước ngoài khác với chúng ta. Cụ thể nước ngoài tính toán dựa trên tổng tài sản như giá trị vốn hóa của cổ phiếu trên sàn chứng khoán, các loại tài sản khác ngoài chứng khoán và cả những chứng khoán chưa niêm yết.

Trong khi tại Việt Nam thì chỉ có thể dựa vào duy nhất giá trị vốn hóa của cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán để thống kê.

Ngoài ra tiêu chí đánh giá của các tổ chức nước ngoài còn phụ thuộc cả vào thời gian duy trì mức tài sản trong năm, mức độ minh bạch và cả “phong độ” của các tài sản ấy theo thời gian.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí cũng cho rằng việc ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC dù được xếp vào những người giàu nhất Việt Nam nhưng không có tên trong danh sách tỷ phú của Forbes cũng không có gì quá ngạc nhiên.

“Tiền của họ thu rất nhiều nơi, giá trị tài sản lên đến 1,5 tỷ đồng nhưng các yếu tố khác thì chưa ai rõ”, ông Long nhận xét.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.Linh (Pháp luật TPHCM)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN