Từ ngày 1-7, điều chỉnh tăng lương và trợ cấp bảo hiểm

Sự kiện: Giá và lương

Từ ngày 1-7 tới đây sẽ tăng thêm 6,92% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6-2018 đối với 8 đối tượng.

Từ ngày 1-7, điều chỉnh tăng lương và trợ cấp bảo hiểm - 1

Trong đó, có tính đến việc bù đắp lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018.

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng. 

Theo đó, từ ngày 1-7-2018, tăng thêm 6,92% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 6-2018 đối với 8 đối tượng.

Đối tượng một gồm cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

Đối tượng thứ hai là cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009, Nghị định 121/2003 và Nghị định số 09/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.

Đối tượng thứ ba là người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000, Quyết định số 613/2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Đối tượng thứ tư là cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

Đối tượng thứ năm là quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008, Quyết định số 38/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng thứ sáu là công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010 của Thủ tướng Chính phủ.   

Đối tượng thứ bảy là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng cuối cùng là người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

Điểm đáng chú ý của dự thảo lần này là việc điều chỉnh đối tượng. Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra hai phương án điều chỉnh đối tượng hưởng.

Cụ thể: Phương án 1 giữ nguyên đối tượng điều chỉnh như những lần điều chỉnh lương hưu trước đây. Đó là điều chỉnh đối với những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng trước ngày 1-7-2018. Tuy nhiên, chưa xử lý được vấn đề về lương hưu của lao động nữ nghỉ hưu từ 1-1-2018 bị giảm (5-10%) do thay đổi công thức tính lương hưu theo quy định mới của Luật BHXH năm 2014.

Phương án hai là kết hợp xử lý để bù đắp một phần lương hưu bị giảm đối với lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018. Theo đó, ngoài đối tượng điều chỉnh là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng thì bổ sung điều chỉnh đối với nhóm lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018.

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng việc điều chỉnh này khắc phục được hạn chế của phương án 1, tạo được sự đồng thuận của lao động nữ và xã hội. Tuy nhiên, nó lại thiếu cơ sở pháp lý về căn cứ điều chỉnh và nguồn lực đảm bảo. Việc thực hiện điều chỉnh với đối tượng này khá phức tạp trong tổ chức thực hiện, Đối tượng này sẽ luôn phát sinh trong vòng 5 năm tới khi tương quan với lộ trình thay đổi công thức tính lương hưu của nam giới.

Đánh giá hai phương án trên, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng theo quy định về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 thì tại dự thảo Nghị định lần này chỉ thực hiện điều chỉnh đối với những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng trước ngày 1-7-2018. Vấn đề xử lý chênh lệch mức lương hưu đối với người nghỉ hưu trước và sau thời điểm ngày 1-1-2018 theo quy định của Luật BHXH năm 2014 cần chờ ý kiến của ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thợ sửa ống nước ở Anh: Lương cao hơn Thủ tướng, đi du lịch Maldives như... đi chợ

Thậm chí, anh chàng này còn từng thôi học khi mới chỉ 17 tuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Viết Long (Pháp luật TPHCM)
Giá và lương Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN