IPO Tập đoàn Cao su: Chưa bắt đầu đã biết... khó thành công

Sự kiện: Kinh Doanh

Dù đến ngày 2/2 phiên đấu giá mới diễn ra, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của VRG khó thành công, bất chấp tiềm năng lớn của doanh nghiệp từ quỹ đất khổng lồ.

Theo thông báo của Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh về việc đăng ký tham gia đấu giá cổ phần lần đầu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG),  lượng đặt mua chỉ chiếm 21% lượng chào bán.

Theo đó, tổng cộng có 499 nhà đầu tư đăng ký tham gia mua gần 101 triệu cổ phần, tương đương 21% trong tổng số 475 triệu cổ phần VRG được chào bán trong đợt IPO này. Nếu tính theo mức giá khởi điểm, lượng vốn tối đa Nhà nước có thể thu về là 1.313 tỷ đồng, thấp hơn mức kỳ vọng ban đầu là 6.200 tỷ đồng.

Như vậy, dù đến ngày 2/2 phiên đấu giá mới diễn ra, nhưng ngay thời điểm này có thể khẳng định phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của VRG khó thành công, bất chấp tiềm năng lớn của doanh nghiệp từ quỹ đất khổng lồ, cũng như triển vọng cải thiện biên lợi nhuận.

IPO Tập đoàn Cao su: Chưa bắt đầu đã biết... khó thành công - 1

Theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt, vốn điều lệ của VRG sau cổ phần hóa dự kiến là 40.000 tỷ đồng, tương đương 4 tỷ cổ phần. Nhà nước sẽ bán ra hơn 475 triệu cổ phần ra công chúng với mức giá khởi điểm 13.000 đồng/cp.

Tính theo mức giá khởi điểm, VRG đang được định giá 52.000 tỷ đồng và cổ đông nhà nước dự kiến thu về gần 6.200 tỷ đồng từ IPO nếu bán hết số cổ phần lần này.

Hoạt động kinh doanh chính của VRG tập trung vào 3 mảng chính gồm: Khai thác và chế biến cao su, Gỗ cao su, và Phát triển khu công nghiệp. Điểm đáng chú ý ở doanh nghiệp này là quỹ đất khổng lồ, lên đến 5,2 tỷ ha.

Xét riêng đối với lĩnh vực khu công nghiệp, VRG có thể cho thuê gần 6000 ha, đứng thứ 2 trên cả nước chỉ sau Becamex. 

VRG có ngành kinh doanh cốt lõi là cao su tự nhiên, có doanh thu 19.000 tỷ VNĐ, tương đương 840,7 triệu USD, và lợi nhuận ròng đạt 3.600 tỷ VNĐ, tương đương gần 159,3 triệu USD trong năm 2017. VRG là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất tại Việt Nam, hiện quản lý 501.300ha đất nông nghiệp và 18.600ha đất phi nông nghiệp tại Việt Nam, Lào và Campuchia.

Trước đó, cuồi năm 2017, thị trường cũng đã chứng kiến một đợt thoái vốn không thành công ở Becamex khi nhà đầu tư chỉ đăng ký mua 6% khối lượng cổ phiếu chào bán. Có thể thấy trong bối cảnh hàng loạt các thương vụ IPO lớn diễn ra trong năm 2018, nguồn cung cổ phiếu được bơm ra thị trường là rất lớn, nhu cầu của thị trường khó có thể hấp thụ hết và chỉ những thương vụ IPO thực sự hấp dẫn mới có thể thu hút mạnh được sự quan tâm của nhà đầu tư và diễn ra thành công.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hiền Anh (Infonet)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN