IMF khuyến nghị VN cẩn trọng khi giảm tiếp lãi suất

Trong thông tin phát đi hôm nay (6/7), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến nghị Việt Nam “cân nhắc cẩn trọng những đợt cắt giảm lãi suất chính sách tiếp theo”.

Theo điều IV Điều lệ IMF, tổ chức này sẽ thực hiện thảo luận song phương với các nước hội viên, thông thường là hàng năm. Một đoàn cán bộ sẽ tới làm việc ở quốc gia hội viên, thu thập thông tin kinh tế và tài chính, và thảo luận với các quan chức về diễn biến kinh tế và các chính sách của quốc gia. Khi trở về trụ sở chính, cán bộ quỹ sẽ soạn thảo một báo cáo, là cơ sở để Ban giám đốc điều hành IMF thảo luận và ra kết luận.

Với Việt Nam, đợt khảo sát theo điều lệ trên đã kết thúc và Ban giám đốc điều hành IMF vừa có kết luận cụ thể.

Bản công bố thông tin về kết luận của IMF đưa ra một số điểm nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam vừa qua, đặc biệt là ở chính sách tiền tệ.

Một đánh giá được đưa ra là: “Niềm tin vào tiền Đồng đã được cải thiện, nhờ đó đưa tỷ giá hối đoái liên ngân hàng không chính thức trở lại trong biên độ giao dịch chính thức. Các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước, đang chuyển dịch sang các tài sản tiền đồng, cho phép Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh dự trữ quốc tế trong 3 tháng đầu năm 2012, mặc dù vẫn ở mức thấp”.

Những thông tin từ Chính phủ công bố gần đây cũng cho thấy một phần thực tế của đánh giá trên. Chỉ trong 6 tháng, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng tới 10 tỷ USD; lượng dự trữ lần đầu tiên sau một thời gian dài đạt được 10 tuần nhập khẩu, dự báo có thể đạt 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm nay.

Bên cạnh đó, lượng vốn huy động của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng khá mạnh trong 6 tháng đầu năm, với 7,83%. Kết quả này một phần cho thấy niềm tin của người dân vào VND đang được củng cố, đặc biệt là đà tăng huy động vẫn thể hiện sau khi lãi suất liên tiếp giảm nhanh.

Bản kết luận của IMF điểm lại rằng, Chính phủ Việt Nam đã thông qua gói chính sách bình ổn vào tháng 2/2011 nhằm đối phó với những sức ép gia tăng đối với giá cả và tỷ giá vào cuối năm 2010. Kết quả là, Chính phủ thắt chặt đáng kể các chính sách kinh tế vĩ mô trong năm 2011 và đã có tác dụng như mong muốn. Nhưng khi nền kinh tế phát triển chậm lại nhiều hơn kỳ vọng và lạm phát giảm nhanh vào đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp giảm lãi suất ba lần trong vòng 3 tháng kể từ tháng 3.

Chính phủ cũng bắt đầu khuyến khích nhiều tín dụng ngân hàng hơn cho các khu vực chiến lược (nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa …). Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên quan trọng nhất. Mặt khác, nhà chức trách đã có những hành động để giải quyết các điểm dễ bị tổn thương tại một số ngân hàng nhỏ, yếu. Chín ngân hàng được xếp loại yếu đã được giám sát đặc biệt, và phải trình các kế hoạch tái cơ cấu và bổ sung vốn để Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Chính phủ cũng đã thông qua một chiến lược toàn diện trong trung hạn để củng cố toàn bộ khu vực tài chính.

IMF khuyến nghị VN cẩn trọng khi giảm tiếp lãi suất - 1

Bản kết luận của IMF mới chỉ cập nhật đợt cắt giảm lãi suất ba lần liên tiếp từ tháng 3 - 5/2012. Còn ngay sau đó Ngân hàng Nhà nước đã có hai lần cắt giảm chỉ trong khoảng 20 ngày, từ 11/6 - 1/7/2012.

“Các giám đốc điều hành hoan nghênh việc thắt chặt các chính sách kinh tế vĩ mô năm 2011, điều này góp phần làm giảm lạm phát, ổn định tỷ giá và xây dựng lại dự trữ quốc tế. Mặc dù hoan nghênh cam kết ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, các giám đốc điều hành lưu ý rằng vẫn còn các điểm rủi ro và dễ bị tổn thương. Một thách thức lớn là cân bằng giữa hỗ trợ cho nền kinh tế đang chậm lại và rủi ro suy giảm lòng tin vốn khó khăn mới đạt được, đồng thời xây dựng lại các khoảng đệm chính sách. Các giám đốc điều hành nhấn mạnh sự cần thiết phải kiềm chế nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm, đồng thời cần đẩy nhanh cải cách cơ cấu”, IMF đưa khuyến nghị.

Bản kết luận nhấn mạnh rằng, cần có vị thế chính sách tiền tệ thận trọng để phát huy các thành công gần đây về ổn định. Mặc dù nhận thấy có cơ sở để nới lỏng chính sách do hoạt động kinh tế chậm lại và lạm phát giảm, song các giám đốc điều hành IMF khuyến nghị chính sách tiền tệ ưu tiên tiếp tục giảm lạm phát và xây dựng lại dự trữ quốc tế.

“Trong bối cảnh này, trong khi chấp nhận các trường hợp cắt giảm lãi suất gần đây, các giám đốc điều hành nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân nhắc cẩn trọng những đợt cắt giảm lãi suất chính sách tiếp theo. Trong trung hạn, cơ quan chức trách cần hướng tới các công cụ chính sách dựa trên thị trường và một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn”.

Có một điểm cần chú ý trong những khuyến nghị trên của IMF là, bản kết luận mới chỉ cập nhật đợt cắt giảm lãi suất ba lần liên tiếp từ tháng 3 - 5/2012. Còn ngay sau đó Ngân hàng Nhà nước đã có hai lần cắt giảm chỉ trong khoảng 20 ngày, từ 11/6 - 1/7/2012.

Tuy nhiên, khuyến nghị về cẩn trọng ở những đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo có thể sẽ thực tế hơn trong 6 tháng cuối năm 2012. Bước đầu Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra định hướng là sẽ giữ ổn định tương đối các mức lãi suất từ nay đến cuối năm.

Ngoài chính sách điều hành, IMF cũng nhấn mạnh đến quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Và tổ chức này hoan nghênh các bước đi được thực hiện cho tới nay để kiềm chế vấn đề tại các ngân hàng yếu kém, nhưng cũng thúc giục các cơ quan chức trách đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng của mình.

Trong thông tin phát đi hôm nay (6/7), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến nghị Việt Nam “cân nhắc cẩn trọng những đợt cắt giảm lãi suất chính sách tiếp theo”.

Theo điều IV Điều lệ IMF, tổ chức này sẽ thực hiện thảo luận song phương với các nước hội viên, thông thường là hàng năm. Một đoàn cán bộ sẽ tới làm việc ở quốc gia hội viên, thu thập thông tin kinh tế và tài chính, và thảo luận với các quan chức về diễn biến kinh tế và các chính sách của quốc gia. Khi trở về trụ sở chính, cán bộ quỹ sẽ soạn thảo một báo cáo, là cơ sở để Ban giám đốc điều hành IMF thảo luận và ra kết luận.

Với Việt Nam, đợt khảo sát theo điều lệ trên đã kết thúc và Ban giám đốc điều hành IMF vừa có kết luận cụ thể.

Bản công bố thông tin về kết luận của IMF đưa ra một số điểm nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam vừa qua, đặc biệt là ở chính sách tiền tệ.

Một đánh giá được đưa ra là: “Niềm tin vào tiền Đồng đã được cải thiện, nhờ đó đưa tỷ giá hối đoái liên ngân hàng không chính thức trở lại trong biên độ giao dịch chính thức. Các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước, đang chuyển dịch sang các tài sản tiền đồng, cho phép Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh dự trữ quốc tế trong 3 tháng đầu năm 2012, mặc dù vẫn ở mức thấp”.

Những thông tin từ Chính phủ công bố gần đây cũng cho thấy một phần thực tế của đánh giá trên. Chỉ trong 6 tháng, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng tới 10 tỷ USD; lượng dự trữ lần đầu tiên sau một thời gian dài đạt được 10 tuần nhập khẩu, dự báo có thể đạt 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm nay.

Bên cạnh đó, lượng vốn huy động của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng khá mạnh trong 6 tháng đầu năm, với 7,83%. Kết quả này một phần cho thấy niềm tin của người dân vào VND đang được củng cố, đặc biệt là đà tăng huy động vẫn thể hiện sau khi lãi suất liên tiếp giảm nhanh.

Bản kết luận của IMF điểm lại rằng, Chính phủ Việt Nam đã thông qua gói chính sách bình ổn vào tháng 2/2011 nhằm đối phó với những sức ép gia tăng đối với giá cả và tỷ giá vào cuối năm 2010. Kết quả là, Chính phủ thắt chặt đáng kể các chính sách kinh tế vĩ mô trong năm 2011 và đã có tác dụng như mong muốn. Nhưng khi nền kinh tế phát triển chậm lại nhiều hơn kỳ vọng và lạm phát giảm nhanh vào đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp giảm lãi suất ba lần trong vòng 3 tháng kể từ tháng 3.

Chính phủ cũng bắt đầu khuyến khích nhiều tín dụng ngân hàng hơn cho các khu vực chiến lược (nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa …). Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên quan trọng nhất. Mặt khác, nhà chức trách đã có những hành động để giải quyết các điểm dễ bị tổn thương tại một số ngân hàng nhỏ, yếu. Chín ngân hàng được xếp loại yếu đã được giám sát đặc biệt, và phải trình các kế hoạch tái cơ cấu và bổ sung vốn để Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Chính phủ cũng đã thông qua một chiến lược toàn diện trong trung hạn để củng cố toàn bộ khu vực tài chính.

“Các giám đốc điều hành hoan nghênh việc thắt chặt các chính sách kinh tế vĩ mô năm 2011, điều này góp phần làm giảm lạm phát, ổn định tỷ giá và xây dựng lại dự trữ quốc tế. Mặc dù hoan nghênh cam kết ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, các giám đốc điều hành lưu ý rằng vẫn còn các điểm rủi ro và dễ bị tổn thương. Một thách thức lớn là cân bằng giữa hỗ trợ cho nền kinh tế đang chậm lại và rủi ro suy giảm lòng tin vốn khó khăn mới đạt được, đồng thời xây dựng lại các khoảng đệm chính sách. Các giám đốc điều hành nhấn mạnh sự cần thiết phải kiềm chế nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm, đồng thời cần đẩy nhanh cải cách cơ cấu”, IMF đưa khuyến nghị.

Bản kết luận nhấn mạnh rằng, cần có vị thế chính sách tiền tệ thận trọng để phát huy các thành công gần đây về ổn định. Mặc dù nhận thấy có cơ sở để nới lỏng chính sách do hoạt động kinh tế chậm lại và lạm phát giảm, song các giám đốc điều hành IMF khuyến nghị chính sách tiền tệ ưu tiên tiếp tục giảm lạm phát và xây dựng lại dự trữ quốc tế.

“Trong bối cảnh này, trong khi chấp nhận các trường hợp cắt giảm lãi suất gần đây, các giám đốc điều hành nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân nhắc cẩn trọng những đợt cắt giảm lãi suất chính sách tiếp theo. Trong trung hạn, cơ quan chức trách cần hướng tới các công cụ chính sách dựa trên thị trường và một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn”.

Có một điểm cần chú ý trong những khuyến nghị trên của IMF là, bản kết luận mới chỉ cập nhật đợt cắt giảm lãi suất ba lần liên tiếp từ tháng 3 - 5/2012. Còn ngay sau đó Ngân hàng Nhà nước đã có hai lần cắt giảm chỉ trong khoảng 20 ngày, từ 11/6 - 1/7/2012.

Tuy nhiên, khuyến nghị về cẩn trọng ở những đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo có thể sẽ thực tế hơn trong 6 tháng cuối năm 2012. Bước đầu Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra định hướng là sẽ giữ ổn định tương đối các mức lãi suất từ nay đến cuối năm.

Ngoài chính sách điều hành, IMF cũng nhấn mạnh đến quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Và tổ chức này hoan nghênh các bước đi được thực hiện cho tới nay để kiềm chế vấn đề tại các ngân hàng yếu kém, nhưng cũng thúc giục các cơ quan chức trách đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Duyên ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN