Uống rượu không ăn, cơ thể bạn sẽ phải hứng chịu nguy hiểm nào? 4 việc nên làm để giúp giảm bớt say và giảm tổn thương đường ruột!

Để giúp giảm bớt say rượu và giảm tổn thương đường ruột, trước khi uống bạn cần chọn nhưng thực phẩm thích hợp để ăn lót dạ.

Những ngày gần Tết Nguyên đán, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tiếp nhận cấp cứu nhiều bệnh nhân ngộ độc rượu. Trong đó, phải kể đến 2 trường hợp trẻ tuổi nhất đã mắc sai lầm nghiêm trọng, đó là uống rượu mà không ăn và hậu quả phải gánh chịu nặng nề.

Thông tin từ VNN cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân 19 tuổi, (trú tại Hà Nội). Do cảm thấy thấy mệt mỏi, nôn nhiều nên gia đình lập tức đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Được biết, trước đó nữ bệnh nhân uống cocktail với bạn ở quán. Do uống nhiều nhưng không ăn, khi về nhà cô gái này cảm thấy mệt mỏi, đau đầu. Thay vì tìm đồ ăn để lót dạ, bệnh nhân lại lên giường đi ngủ. Đến đêm, cô cảm thấy mệt mỏi, nôn nhiều, gia đình lập tức đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Một ca ngộ độc rượu đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Báo GT

Một ca ngộ độc rượu đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Báo GT

Một trường hợp khác là nam thanh niên 25 tuổi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, li bì, hạ đường huyết.

Được biết, bệnh nhân trước đó uống rượu trong lúc đói. Trở về nhà, nam thanh niên này tiếp tục ngủ li bì và bỏ bữa. Gia đình tưởng bệnh nhân ngủ say nên không đánh thức. Tuy nhiên, khi được phát hiện bất thường và đưa tới bệnh viện, bệnh nhân gần như rơi vào hôn mê, tổn thương não.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống rượu lúc đói?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dễ bị say

Rượu được hấp thu chủ yếu ở ruột non. Khi dạ dày trống, rượu đi thẳng xuống ruột non dễ gây say. Ăn trước khi uống, dạ dày lưu lại rượu lâu hơn.

Suy nhược cơ thể

Khi đói, lượng đường trong máu giảm do cơ thể sản xuất quá nhiều insulin đáp ứng hàm lượng đường trong rượu. Rượu kích thích dạ dày, gây buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi vào hôm sau.

Tăng nguy cơ ngộ độc rượu

Methanol trong rượu vào cơ thể được chuyển hóa thành chất độc, phát tác chậm dẫn đến trụy mạch, viêm gan, nhiễm độc. Nhiều người cho rằng say rượu không nguy hiểm. Thực tế say rượu chính là ngộ độc rượu, tùy mức độ có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

Hạ đường huyết

Đường huyết giảm đột ngột gây hôn mê, thậm chí tử vong nếu cơ địa yếu và môi trường bên ngoài nóng bức.

Viêm loét dạ dày

Bỏ bữa trước khi uống rượu làm ức chế quá trình trao đổi chất, thực phẩm ăn sau đó được tích tụ dưới dạng chất béo.

Các chất kích thích trong rượu gây hại cho nội tạng, nhất là niêm mạc dạ dày. Lượng cồn vào dạ dày làm xót niêm mạc, chảy máu khiến tim đập nhanh, toát mồ hôi, buồn nôn, hạ đường huyết.

Cần làm gì trước khi uống rượu?

Để giúp giảm bớt say rượu và giảm tổn thương đường ruột, trước khi uống bạn cần nên nhớ:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Nên ăn lót dạ: Các chuyên gia khuyên trước khi uống rượu nên ăn lót dạ. Những thực phẩm thích hợp như: trứng, rau xanh, dưa chuột, uống một ít sữa và ăn những quả mọng.

- Uống chậm: Hãy nhâm nhi và thưởng thức thật chậm các loại đồ uống có chứa chất cồn. Điều này giúp kéo dãn khoảng thời gian xâm nhập của chất cồn vào bên trong cơ thể. Nhờ đó, cơn say sẽ khó làm bạn gục ngã.

- Uống thêm nước: Uống một cốc nước ép hoặc nước lọc xen giữa các lần uống rượu, bia sẽ làm giảm bớt nguy cơ bị say. Thông thường, các cơn say chỉ xuất hiện khi cơ thể thiếu nước. Do đó, việc bổ sung nước trong quá trình uống rượu sẽ giúp khắc phục phần nào sự tấn công ồ ạt của chất cồn.

- Chọn đồ uống có nồng độ cồn nhẹ: Cơn say sẽ đến nhanh nếu như bạn tiêu thụ loại đồ uống có nồng độ cồn quá cao như rượu đế. Ngoài ra, những loại rượu, bia đậm màu như rum đen, vang đỏ được xem là những lựa chọn có hại nhất vì chúng chứa khá nhiều chất cồn so với các loại nhẹ hơn như vodka, vang trắng...

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng chục người cấp cứu do uống rượu dịp tất niên

Có trường hợp dù đã tỉnh táo nhưng vẫn phải theo dõi di chứng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Uống rượu bia đúng cách Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN