TQ: Mất kiểm soát với cúm gia cầm H7N9

Sau Bắc Kinh, lần đầu tiên virus cúm H7N9 được xác định xuất hiện tại khu vực miền trung – tỉnh Hà Nam của Trung Quốc hôm 14/4, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên con số 60 với 13 trường hợp tử vong.

Các nhân viên y tế tỉnh An Huy lấy mẫu xét nghiệm từ người dân nhằm ngăn chặn dịch cúm H7N9 bùng phát trên diện rộng.

Cho tới ngày 13/4, giới chức y tế Trung Quốc thông báo virus cúm H7N9 xuất hiện chủ yếu tại khu vực phía đông bao gồm thành phố Thượng Hải và các vùng lân cận như tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và An Huy cùng ca nhiễm đầu tiên là một bệnh nhi (7 tuổi) tại thủ đô Bắc Kinh. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tuần kể từ lần đầu tiên thông báo các ca nhiễm virus H7N9 trên người, Trung Quốc đã ghi nhận 60 người mắc bệnh với 13 ca tử vong.

Theo Tân Hoa Xã, trong số 11 ca nhiễm mới hôm 14//4 có 2 ca tại tỉnh Hà Nam, 4 ca tại tỉnh Chiết Giang, 2 ca tại tỉnh Giang Tô và 3 ca tại Thượng Hải. Trong đó, 9/11 bệnh nhân mới nhiễm virus H7N9 là nam giới với 7 người trong độ tuổi 60 và 70. Đáng ghi nhận, sau thời gian điều trị tại bệnh viện từ hôm 11/4, sức khỏe của bệnh nhi đầu tiên mắc cúm gia cầm H7N9 tại thủ đô Bắc Kinh, đã ổn định.

Giới chuyên gia lo ngại khả năng virus H7N9 đột biến thành dạng lây từ người sang người, từ đó nguy cơ đại dịch bùng phát là điều khó tránh khỏi. Song, hồi tuần trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố chưa phát hiện bằng chứng cho thấy virus H7N9 có khả năng lây từ người sang người.

TQ: Mất kiểm soát với cúm gia cầm H7N9 - 1

Virus H7N9 “nguy hiểm” với con người nhưng lại khó phát hiện trên gia cầm

Hiện tại, giới chức y tế Trung Quốc chưa thể xác định chính xác phương thức virus lây lan song chắc chắc virus H7N9 đã lây sang người từ các loài chim di cư, khiến nhiều thành phố tại Trung Quốc buộc phải tiêu hủy một lượng lớn gia cầm. Thậm chí, hôm 14/4, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc đã cho thông báo lệnh cấm buôn bán gia cầm và thả chim bồ câu tại thủ đô Bắc Kinh.

Hôm 11/4, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết virus H7N9 “nguy hiểm” với con người nhưng lại khó phát hiện trên gia cầm bởi những triệu chứng có thể quan sát bằng mắt thường không thể hiện khi gia cầm nhiễm virus. Đồng nghĩa với việc quá trình tìm hiểu nguồn lây bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Năm 2003, Trung Quốc từng bị cáo buộc che giấu thông tin về dịch cúm SARS, vốn giết chết 800 người trên toàn cầu. Tuy nhiên, WHO khẳng định Bắc Kinh đã phối hợp chặt chẽ và cung cấp đầy đủ thông tin với tổ chức về dịch cúm H7N9 năm nay.

Trung Quốc từng thông báo loại vắc-xin mới phòng dịch cúm H7N9 sẽ sẵn sàng đi vào sử dụng trong vòng 7 tháng tới. Song 2 chuyên gia y tế thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) - Timothy Uyeki và Nancy Cox nhận định thế giới đang chung tay cùng Trung Quốc điều chế vắc-xin phòng chống virus cúm gia cầm H7N9 song sẽ mất thời gian khá dài. “Ngay cả với những công nghệ sản xuất vắc-xin hiện nay, quá trình phát triển cho tới phân phối sử dụng sẽ mất hàng tháng”, hai chuyên gia Mỹ nhận định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thu (Infonet)
Dịch cúm gia cầm H7N9 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN