Tăng cường an toàn trong hóa trị ung thư

Tại Việt Nam, bệnh nghề nghiệp trong ngành y tế chiếm tỷ lệ cao trong danh mục 28 bệnh nghề nghiệp do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và một số bệnh nhiễm độc khác, trong đó, phơi nhiễm hóa trị trong điều trị ung thư đem lại những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng cho đội ngũ y tế. Câu hỏi được đặt ra là: những yếu tố nào cần được đảm bảo để củng cố an toàn trong thao tác hóa trị liệu, từ đó giảm thiểu rủi ro phơi nhiễm hóa trị?

Nguy cơ phơi nhiễm khi tiếp xúc thường xuyên với thuốc đặc trị ung thư

Để chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân ung thư, có nhiều phương pháp khác nhau được chọn, như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…, trong đó hóa trị liệu là phương pháp được áp dụng trong hầu hết các loại ung thư.

Hóa trị ung thư là một trong các biện pháp điều trị ung thư mang tính toàn thân, dùng các thuốc hóa học có tính chất gây độc tế bào. Các thuốc đặc trị này tiêu diệt các tế bào u đang phân chia nhanh.  Về khía cạnh điều trị, đây là các thuốc để trị bệnh, nhưng sẽ là chất độc nếu bị phơi nhiễm. Phần lớn các thuốc này đều được dùng qua đường tĩnh mạch.

Bên cạnh hiệu quả điều trị, phương pháp này cũng đặt ra một vấn đề khác: đó là những tiêu chí an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế, đặc biệt về khả năng phơi nhiễm nghề nghiệp đối với những nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với thuốc hóa trị ung thư trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Tại Việt Nam, mỗi năm có thêm khoảng 125.000 ca mắc ung thư với số tử vong cao đến gần 95.000 ca. Điều này đang trở thành gánh nặng cho xã hội và đặt ra nhiều áp lực cho đội ngũ y tế trong quá trình chăm sóc và điều trị, bao gồm nhu cầu hóa trị tăng nhanh và phức tạp hơn.

Cảnh báo của Viện An Toàn và Sức Khỏe Nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH) gần đây cho biết: Làm việc trực tiếp hay gần các thuốc nguy hiểm trong môi trường y tế có thể bị nổi mẩn da, vô sinh, sảy thai, dị dạng thai, bệnh bạch cầu và các ung thư khác. Một nghiên cứu lớn tại Đan Mạch[3] cho thấy các điều dưỡng có tỉ lệ mắc tăng một cách có ý nghĩa các loại ung thư vú, não và hệ thần kinh, melanoma và các ung thư da khác. Tỉ lệ mắc tăng xảy ra cả 10 năm sau khi rời công tác chuyên môn.

Tăng cường an toàn trong hóa trị ung thư - 1

Hình minh họa: Thực hành an toàn trong tiếp xúc thuốc hóa trị ung thư

Giảm thiểu sự cố phơi nhiễm hóa trị: An toàn hơn cho chính nhân viên y tế

Tại hội nghị khoa học “Tiếp Cận Hiện Nay Đối Với Các Thách Thức Lâm Sàng Trong Ung Thư Vú” diễn ra tại Hà Nội và Tp.HCM vừa qua, các chuyên gia y khoa  ngành ung thư trong cả nước cũng đã dành thời gian trao đổi về các tiến bộ trong thực hành hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư vú, cũng như thực hành phòng tránh phơi nhiễm hóa trị .

Bác sĩ Manmohan Suryanath Singh, Giám đốc Y Khoa phụ trách nhóm Ung thư - khu vực châu Á Thái Bình Dương của Pfizer - một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học dựa vào nghiên cứu - khẳng định: “Tiếp xúc thường xuyên với thuốc độc tế bào luôn đặt ra nguy cơ tiềm ẩn cho các nhân viên y tế. Để giảm thiểu những rủi ro này chúng tôi không ngừng nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới nhất trong bao bì và đóng gói thuốc độc tế bào. Công nghệ này hỗ trợ nhân viên y tế có thể dễ dàng nhận biết chủng loại, liều lượng, thao tác dễ dàng và chính xác hơn, từ đó, không chỉ giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến việc phơi nhiễm, mà còn hạn chế những sai sót về liều lượng thuốc.”

Đại diện Pfizer cho biết, những lọ thuốc hóa trị được sản xuất và đóng gói bằng công nghệ của Pfizer sẽ giúp ngăn ngừa rủi ro phơi nhiễm cho cả nhân viên y tế và người bệnh khi tiếp xúc với hóa trị. 

Với quá trình phun rửa trước khi dán nhãn nhằm đảm bảo loại bỏ dư lượng thuốc trên bề mặt lọ; đế nhựa PVC chống đổ vỡ giúp giảm thiểu sự cố văng thuốc khi có va chạm;  màng bọc lọ bằng nhựa ngăn chặn sự nhiễm bẩn thuốc ra bề mặt và hạn chế diện tích vương vãi thuốc khi rơi vỡ; thiết kế chống tia cực tím ánh sáng nhìn thấy; hay đơn giản chỉ là các mã màu và kích thước lọ tương ứng với những liều khác nhau, là những ưu điểm nổi trội mà các loại bao bì do Pfizer sản xuất đem lại.  Những ưu điểm này không chỉ tăng cường tính an toàn cho nhân viên y tế, mà còn là độ chính xác trong liều lượng và chủng loại khi thao tác hóa trị liệu- vốn là yếu tố tiên quyết đảm bảo hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Tăng cường an toàn trong hóa trị ung thư - 2

Hình minh họa: Công nghệ sản xuất và đóng gói thuốc hóa trị từ Pfizer giúp tăng cường an toàn cho nhân viên y tế

Để giảm thiểu các sự cố phơi nhiễm hóa trị cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát toàn diện, không chỉ trong quy trình thao tác, trang thiết bị phù hợp, mà trong việc cải tiến công nghệ bao bì và đóng gói các sản phẩm hóa trị liệu. Việc cải tiến này phải đáp ứng yêu câu nâng cao hiệu quả thuốc, và tăng cường tính an toàn sử dụng cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Kim Nhường ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN