Khoa học lý giải nguyên nhân tại sao có người mắc COVID-19, có người không?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một trong những bí ẩn lớn xuất hiện trong thời đại dịch COVID -19 và hiện vẫn đang được các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm điều tra chính là lý do tại sao khi tiếp xúc với coronavirus như nhau, một số người bị mắc COVID-19 trong khi có một số lại không.

Một người đàn ông với chiếc khẩu trang bảo vệ đi lại trong thành phố Madrid, Tây Ban Nha

Một người đàn ông với chiếc khẩu trang bảo vệ đi lại trong thành phố Madrid, Tây Ban Nha

Trong thời đại COVID-19, không ít hộ gia đình đã mắc COVID-19 và phải cách ly vì đại dịch. Thế nhưng, cũng có rất nhiều giai thoại về các cặp vợ chồng, gia đình và đồng nghiệp - nơi một số người đã nhiễm virus nhưng không phải tất cả mọi người.

Giáo sư chuyên ngành miễn dịch học Danny Altmann tại Đại học Imperial College London (Anh) cho biết các nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng bị nhiễm bệnh trong một hộ gia đình khi một trường hợp dương tính là "không cao như bạn tưởng tượng".

Những người "nói không" với COVID-19

Ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về lý do tại sao một số người dường như không bao giờ bị mắc COVID-19. Nhóm thuần tập được gọi là "không bao giờ COVID-19".

Một nghiên cứu mới được công bố bởi Đại học Hoàng gia London (Anh) cho thấy rằng những người có mức tế bào T (một loại tế bào trong hệ thống miễn dịch) cao hơn từ coronavirus cảm lạnh thông thường ít có khả năng bị nhiễm SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19.

TS Rhia Kundu, tác giả đầu tiên của nghiên cứu từ Viện Tim và Phổi Quốc gia Imperial (Anh) cho biết: "Việc tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 không phải lúc nào cũng dẫn đến nhiễm trùng và chúng tôi rất muốn hiểu tại sao".

"Chúng tôi phát hiện ra rằng lượng tế bào T tồn tại từ trước, được tạo ra bởi cơ thể khi bị nhiễm các coronavirus khác ở người như cảm lạnh thông thường, có thể bảo vệ chống lại sự lây nhiễm COVID-19" – TS Kundu giải thích.

Tuy nhiên, TS Kundu cũng cảnh báo rằng: "Tôi nhấn mạnh rằng không phải ai cũng "nói không" được với COVID-19. Thay vào đó, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước COVID-19 là tiêm phòng đầy đủ, bao gồm cả tiêm liều nhắc lại ".

Một bệnh nhân COVID-19 phải thở máy tại Texas, Mỹ

Một bệnh nhân COVID-19 phải thở máy tại Texas, Mỹ

GS chuyên ngành ung thư phân tử học Lawrence Young thuộc ĐH Warwick (Anh) nói rằng: "Có nhiều quan tâm đến những trường hợp được gọi là 'không bao giờ bị nhiễm trùng' - những người rõ ràng đã tiếp xúc với những người tiếp xúc gần  trong gia đình  bị nhiễm bệnh, nhưng chính họ là những người có khả năng chống lại sự lây nhiễm".

Dữ liệu ban đầu cho thấy những người này đã có được khả năng miễn dịch tự nhiên khỏi những lần nhiễm coronavirus cảm lạnh thông thường trước đây. Ước tính, khoảng 20% trường hợp nhiễm lạnh thông thường là do coronavirus cảm lạnh thông thường. "Nhưng tại sao một số cá nhân lại duy trì mức độ miễn dịch phản ứng chéo vẫn chưa được biết rõ" – GS Young cho hay.

Cũng như mức độ miễn dịch được cung cấp do tiếp xúc trước với coronavirus - một họ virus lớn gây bệnh từ cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm trùng nặng hơn - tình trạng tiêm chủng ngừa COVID-19 của một người cũng có khả năng là một yếu tố để xác định liệu một số người dễ bị COVID-19 hơn những người khác.

Vai trò của vaccine ngừa COVID-19

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 hiện đã phổ biến ở hầu hết các nước. Các mũi tiêm nhắc lại cũng đang được triển khai rộng rãi và trẻ nhỏ đang được tiêm chủng ở nhiều quốc gia, khi các chính phủ chạy đua để bảo vệ càng nhiều người càng tốt khỏi biến thể Omicron dễ lây truyền hơn nhưng ít nghiêm trọng hơn về mặt lâm sàng.

Vaccine ngừa COVID-19 đã được chứng minh là làm giảm các trường hợp nhiễm trùng nặng, nhập viện và tử vong, đồng thời vẫn có hiệu quả phần lớn đối với các biến thể đã biết của virus. Tuy nhiên, chúng không hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và khả năng miễn dịch mà chúng cung cấp sẽ suy giảm theo thời gian, và đã bị tổn hại phần nào bởi biến thể Omicron.

Ông Andrew Freedman, một học giả về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y ĐH Cardiff (Anh) cho rằng việc tại sao một số người mắc COVID-19 và những người khác thì không là một hiện tượng được công nhận rõ ràng và có lẽ liên quan đến khả năng miễn dịch do tiêm chủng, nhiễm trùng trước đó hoặc cả hai.

"Chúng tôi biết rằng nhiều người vẫn bị nhiễm biến thể Omicron (hầu hết là bị bệnh nhẹ) mặc dù đã được tiêm phòng đầy đủ, kể cả tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, việc tiêm phòng vẫn làm giảm nguy cơ mắc bệnh Omicron và phản ứng của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, một số người bị nhiễm Omicron và những người khác thì không mặc dù có sự tiếp xúc rất đáng kể với virus " - ông Freedman nói.

Đề cập tới các phản ứng miễn dịch khác nhau với Covid, TS Young cho rằng chắc chắn khả năng miễn dịch phản ứng chéo từ các lần nhiễm trùng trước đó với coronavirus cảm lạnh thông thường có thể là một yếu tố góp phần chính, đặc biệt những người không bị mắc COVID-19 có thể có thêm các lợi ích miễn dịch từ việc  đã được tiêm chủng.

TS Young nhấn mạnh, cần có các nghiên cứu sâu hơn về các trường hợp "nói không với COVID-19" để giúp con người có hiểu biết tốt hơn về phản ứng miễn dịch với SARS-CoV-2. "Các nghiên cứu đó sẽ vô cùng hữu ích cho công cuộc tạo ra vaccine phổ quát chống biến thể coronavirus" – TS Young khẳng định.

Yếu tố di truyền

Một câu hỏi khác đã đặt ra trong đại dịch là tại sao những người mắc COVID-19 lại có thể phản ứng khác nhau, như một người có thể có các triệu chứng bệnh nặng, trong khi người khác có thể không có triệu chứng.

Câu trả lời có thể nằm ở bộ gen của cơ thể mỗi người.

"Đó là một câu hỏi thực sự quan trọng" – GS Altmann cho biết.

Giáo sư Altamann và các đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu về di truyền miễn dịch (mối quan hệ giữa di truyền và hệ thống miễn dịch) và nhiễm trùng COVID-19. Nghiên cứu này tập trung vào các gen HLA (kháng nguyên bạch cầu người) khác nhau và đang xem xét cách những gen này có thể ảnh hưởng đến phản ứng của một người với COVID-19.

"Các gen quan trọng kiểm soát phản ứng miễn dịch của một người được gọi là gen HLA. Chúng quan trọng đối với việc xác định phản ứng của người đó khi gặp phải SARS-CoV-2. Ví dụ, những người có gen HLA-DRB1 * 1302 có nguy cơ bị nhiễm trùng có triệu chứng cao hơn đáng kể" – GS Altmann cho biết.

Người dân Buenos Aires, Argentina đeo khẩu trang trong bối cảnh biến thể Omicron gây làn sóng bùng phát mạnh mẽ ở quốc gia Nam Mỹ này

Người dân Buenos Aires, Argentina đeo khẩu trang trong bối cảnh biến thể Omicron gây làn sóng bùng phát mạnh mẽ ở quốc gia Nam Mỹ này

Tại một thử nghiệm phản ứng bệnh của con người đối với COVID-19 được thực hiện ở Anh, các nhà nghiên cứu đã cho 36 thanh niên khỏe mạnh cố tình tiếp xúc với COVID-19. Cụ thể, tất cả những tình nguyện viên đều được nhỏ một liều lượng virus thấp vào mũi - và được theo dõi tình trạng sức khỏe cẩn thận trong một môi trường được kiểm soát trong khoảng thời gian hai tuần.

Kết quả, chỉ một nửa trong số đó thực sự bị nhiễm virus. "Làm thế nào cùng tiếp xúc với một liều virus giống hệt nhau nhưng lại có 50% người bị nhiễm, 50% còn lại thì không?" – GS Altmann đặt ra câu hỏi.

Trong số 18 tình nguyện viên bị nhiễm bệnh, 16 người tiếp tục phát triển các triệu chứng giống như cảm lạnh từ nhẹ đến trung bình, bao gồm nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, hắt hơi và đau họng.

Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên có thể cung cấp dữ liệu chi tiết về giai đoạn đầu của nhiễm trùng, trước và trong khi xuất hiện các triệu chứng. Trong số 18 người tham gia bị nhiễm, thời gian trung bình từ lần đầu tiên tiếp xúc với virus đến khi phát hiện virus và có các triệu chứng ban đầu (nghĩa là thời kỳ ủ bệnh) là 42 giờ, ngắn hơn đáng kể so với các ước tính hiện có, thời gian ủ bệnh trung bình là 5-6 ngày.

Sau giai đoạn này, số lượng virus (tải lượng virus) được tìm thấy trong các mẫu gạc lấy từ mũi hoặc cổ họng của những người tham gia đã tăng mạnh. Mức độ này đạt đỉnh trung bình vào khoảng 5 ngày sau khi nhiễm bệnh, nhưng mức độ cao của virus sống sót (lây nhiễm) vẫn được thu thập trong các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm trung bình đến 9 ngày sau khi được tiêm chủng và tối đa là 12 ngày đối với một số người.

Trong khi virus được phát hiện đầu tiên ở cổ họng và sớm hơn đáng kể ở mũi (40 giờ ở cổ họng so với 58 giờ ở mũi), thì mức độ virus thấp hơn và đạt đỉnh sớm hơn ở cổ họng. Mức độ đỉnh điểm của virus trong mũi cao hơn đáng kể trong cổ họng, cho thấy nguy cơ virus bị thải ra từ mũi cao hơn so với miệng.

Tác dụng của test nhanh COVID-19

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng mặc dù có khả năng "bỏ sót virus lây nhiễm sớm trong quá trình lây nhiễm, đặc biệt nếu chỉ kiểm tra mũi", song các xét nghiệm test nhanh COVID-19 vẫn hỗ trợ xác định hiệu quả những người có khả năng lây nhiễm.

Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm Christopher Chiu thuộc Viện lây nhiễm tại Đại học Hoàng gia London (Anh) và là điều tra viên chính của cuộc thử nghiệm trên cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng việc xét nghiệm test nhanh COVID-19 rất tốt với sự hiện diện của virus lây nhiễm. Mặc dù trong một hoặc hai ngày đầu, chúng có thể kém nhạy cảm hơn, nhưng nếu sử dụng chúng đúng cách và lặp đi lặp lại, điều này sẽ có tác động lớn trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus" – GS Chiu cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Sẽ có lúc con người đạt ”siêu miễn dịch” đối với COVID-19?

Nghiên cứu mới trong phòng thí nghiệm của Đại học Khoa học & Sức khỏe Oregon - OHSU (Mỹ) cho thấy có những cách thức hướng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Anh (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN