"Của quý" bị thu nhỏ rồi biến mất

Sự kiện: Bệnh thần kinh

Gần đây, nhiều trang mạng rộ tin về nạn đánh cắp “của quý” đang diễn ra tại một ngôi làng ở châu Phi. Thật ra, không có phép mầu nào khiến “con giống” đàn ông biến mất chỉ qua cái bắt tay hoặc va chạm.

Nhà nhân chủng học Louisa Lombard từ Đại học California (Mỹ) vừa qua đã kể lại chuyến thăm của cô đến ngôi làng nhỏ ở Cộng hòa Trung Phi và gặp hai người đàn ông nói rằng họ đã bị đánh cắp “của quý”.

Một người kể rằng vài hôm trước, một khách du lịch đến thị trấn và bắt tay với anh, ngay sau đó anh ta cảm nhận “của quý” của mình bị thu nhỏ lại, biến mất. Thanh niên 17 tuổi cũng cho biết sự việc xảy ra tương tự với cậu ta.

"Của quý" bị thu nhỏ rồi biến mất - 1

Đánh cắp "của quý" thật ra chỉ là chứng rối loạn tâm tần. Ảnh: Shutterstock

Tất nhiên, hiếm ai tin câu chuyện là sự thật. Trong y học, đây là chứng rối loạn tâm thần có tên là koro, thường gặp ở đàn ông. Người bị bệnh tin rằng bộ phận sinh dục của mình co rút lại hoặc ẩn vào trong cơ thể.
 
Những người mắc bệnh koro cho rằng điều này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống chăn gối mà còn đe dọa tính mạng của họ. Vì vậy, để tránh tình trạng này, họ thường buộc “của quý” lại hoặc dùng kẹp kim loại, thậm chí nhờ người thân... canh chừng cho đến khi tìm ra phương pháp chữa bệnh, thường là tìm đến pháp sư hoặc thầy lang.

Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Culture, Medicine and Psychiatry xuất bản năm 2005, các tác giả cũng từng đề cập đến chứng bệnh này. Theo đó, từ năm 1998-2005, có ít nhất 56 người ở 7 quốc gia Tây Phi cho rằng dương vật mình bị đánh cắp, thu nhỏ hoặc biến mất.
 
Chứng koro được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng ở góc độ tâm lý, nó là một dạng của bệnh tâm thần, si mê cuồng loạn vào niềm tin văn hóa tập thể từ kinh nghiệm của một cá nhân nào đó mà không hề suy xét về mặt khách quan, sự việc có thật hay không.

Những bệnh nhân cho rằng “của quý” mình biến mất sẽ phục hồi trong vòng một vài giờ hoặc vài ngày sau khi được thuyết phục rằng “bệnh” không tồn tại.

Các nhà khoa học khẳng định không ai chết do koro, nhưng niềm tin koro có thể gây hậu quả chết người. Trong lịch sử, đã có hàng chục người đã bị hành hình vì tội ăn cắp “của quý”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Thoa (Người lao động)
Bệnh thần kinh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN