COVID-19 gây những bất thường ở vùng miệng

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Theo kết quả nghiên cứu mới đây, các triệu chứng tại vùng miệng là khá phổ biến ở bệnh nhân COVID-19.

Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Brazil đăng trên tạp chí Journal of Dental Research, các biểu hiện như giảm, mất hoặc thay đổi vị giác, khô miệng, loét miệng là phổ biến ở người mắc COVID-19 và những triệu chứng này có thể kéo dài nhiều tháng.

Những tổn thương răng miệng liên quan COVID-19

Phân tích tổng quan 180 nghiên cứu đã được công bố cho thấy, gần 4/10 bệnh nhân COVID-19 bị giảm hoặc mất vị giác hoàn toàn, nhưng khô miệng thậm chí còn ảnh hưởng nhiều hơn, tác động đến 43% bệnh nhân.

Các bất thường sức khỏe răng miệng xuất hiện ở khoảng 65.000 bệnh nhân COVID-19 trên khắp Thế giới, với những kết quả có thể dự đoán được và cũng có một số kết quả đáng ngạc nhiên. Đặc biệt, những biến chứng răng miệng dường như phổ biến hơn ở những bệnh nhân COVID-19 ở châu Âu, chiếm khoảng 1/2 tổng số bệnh nhân. Trong khi đó, 1/3 số bệnh nhân COVID-19 người Mỹ và 1/4 số bệnh nhân người Mỹ gốc Latinh cũng cho biết bị tình trạng tổn thương răng miệng.

Mất khứu giác và vị giác là những triệu chứng chính của nhiễm virus SARS-CoV-2

Mất khứu giác và vị giác là những triệu chứng chính của nhiễm virus SARS-CoV-2

Hiện nay, hầu hết mọi người đều nhận thức được rằng mất khứu giác và vị giác là những triệu chứng chính của nhiễm virus SARS-CoV-2. Nhưng kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc ĐH Brasilia (Brazil) đã xác định được một số vấn đề khác biệt liên quan tới sức khỏe răng miệng ở người mắc COVID-19. Theo đó, những người mắc COVID-19 có thể bị giảm cảm nhận vị giác; cảm nhận sai lệch về vị giác, như cảm nhận mọi thứ đều có vị ngọt, chua, đắng hoặc tanh; hoặc mất toàn bộ vị giác. Ngoài ra, một số bệnh nhân COVID-19 bị các tổn thương trên hoặc dưới lưỡi hoặc dọc theo lợi và hai bên miệng.

Biện pháp hạn chế tổn thương răng miệng

TS Edmond Hewlett thuộc Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Đối với bệnh nhân COVID-19, thông điệp quan trọng là duy trì thói quen đảm bảo sức khỏe răng miệng trong thời gian bị bệnh. Đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride, dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày, hạn chế ăn vặt và tránh thực phẩm, đồ uống có đường là những cách tốt nhất để duy trì sức khỏe răng miệng".

Đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ răng miệng.

Đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ răng miệng.

Theo Hewlett, các vấn đề về răng miệng không chỉ xảy ra với bệnh nhân COVID-19. Hiện không rõ vì sao một số bệnh nhân lại bị các tổn thương về răng miệng trong khi những người khác thì không. Đặc biệt, ngay cả khi mắc tình trạng COVID-19 nhẹ cũng có thể dẫn đến tình trạng tổn thương răng miệng ở một mức độ nào đó. Và mặc dù không rõ các triệu chứng ở miệng có thể tồn tại trong bao lâu, nhưng chúng có thể là một phần của nhóm các triệu chứng được gọi là tình trạng "COVID-19 kéo dài". Thuật ngữ này đề cập đến những bệnh nhân tiếp tục phải vật lộn với các vấn đề sức khỏe liên quan đến COVID-19 nhiều tháng sau khi những triệu chứng ban đầu đã hồi phục.

Theo các nhà khoa học, các vấn đề sức khỏe răng miệng có thể đã phát sinh trước khi xảy ra đại dịch vì nhiều bệnh nhân đã bỏ kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ. Do vậy, ngay cả những người không bị ảnh hưởng bởi COVID-19 cũng nên lưu ý rằng việc duy trì sức khỏe răng miệng tốt là chìa khóa giúp đảm bảo sức khỏe tổng thể. 

Nguồn: [Link nguồn]

Bệnh COVID-19 có thể gây tổn thương thận

Virus COVID-19 chủ yếu gây tổn thương ở phổi, nhưng cũng có thể gây tổn thương tim và thận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS Mẫn Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN