Có thể nhiễm đồng thời cúm và COVID-19, người dân cần lưu ý

COVID-19, cúm và các bệnh đường hô hấp khác có những triệu chứng tương tự nhau...

Một người có thể bị nhiễm đồng thời cả cúm và COVID-19 sẽ có các triệu chứng của cả hai bệnh nên không thể chẩn đoán chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, cần phải làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định.

COVID-19 và cúm đều do virus lây truyền qua đường hô hấp

COVID-19 (Corona Virus Disease - 2019) và cúm (Influenza) đều là bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp (giọt bắn qua không khí) gây ra.

 COVID-19 là do nhiễm một loại Coronavirus (cùng thuộc chi Beta Coronavirus với SARS-CoV, MERS-CoV) có nguồn gốc từ động vật hoang dã (dơi, tê tê) lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 31/12/2019. 

Bệnh cúm là do nhiễm virus cúm gây ra. Cả hai loại virus đều có cấu trúc phân tử là ARN sợi đơn.

Thế giới đã gánh chịu những đại dịch tồi tệ

Trong hơn một thế kỷ qua, thế giới đã trải qua rất nhiều đại dịch, điển hình là dịch Cúm Tây Ban Nha năm 1918 có thể đã làm 50-100 triệu người tử vong trên toàn thế giới (tỷ lệ tử vong chiếm 2,8%-3,6%).

Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19 có diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ đe dọa đến tính mạng nhân loại trên toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 200 triệu người nhiễm trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 4 triệu người tử vong trên toàn thế giới (tỷ lệ tử vong chiếm 2,13%).

Virus cúm lây truyền qua đường hô hấp.

Virus cúm lây truyền qua đường hô hấp.

Cả COVID-19 và bệnh cúm đều có thể lây lan từ người sang người giữa những người tiếp xúc gần với nhau (trong vòng khoảng 6 feet tương đương gần 2m). Cả hai đều lây lan chủ yếu bởi các phần tử lớn và nhỏ có chứa virus được thải ra ngoài khi những người mắc bệnh (COVID-19 hoặc cúm) ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. 

Những hạt này có thể phát tán vào miệng hoặc mũi của những người ở gần đó và có thể được hít vào phổi. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như môi trường trong nhà với hệ thống điều hòa, thông khí kém, các hạt nhỏ có thể lây lan xa hơn 6 feet (hơn 2m) và gây nhiễm virus. 

Đường lây lan chủ yếu là qua đường hô hấp, tuy nhiên một người có thể bị nhiễm bệnh qua đường tiếp xúc bề mặt (bắt tay với người có virus trên tay của họ) hoặc chạm vào các bề mặt hoặc vật dụng có virus trên đó, và sau đó vô tình chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của chính mình.

COVID-19 lây lan nhanh hơn bệnh cúm

COVID - 19 vừa lan truyền vừa tiếp tục biến đổi gen tạo ra nhiều biến thể.

COVID - 19 vừa lan truyền vừa tiếp tục biến đổi gen tạo ra nhiều biến thể.

COVID-19 dễ lây lan hơn bệnh cúm do thời gian ủ bệnh, từ khi nhiễm virus đến khi bắt đầu có biểu hiện triệu chứng lâm sàng thường từ 2-14 ngày, có thể tới 27 ngày (trung bình: 5-7 ngày), kéo dài hơn cúm (trung bình: 1-4 ngày). COVID-19 có khả năng lây lan ngay trong thời gian ủ bệnh kết hợp thời gian ủ bệnh kéo dài, hệ số lây truyền bệnh cao hơn cúm sẽ làm tăng khả năng lây lan bệnh dịch.

COVID-19 vừa lan truyền vừa tiếp tục biến đổi gen tạo ra nhiều biến thể, biến chủng mới gây dịch viêm phổi nặng, dễ gây tử vong, đặc biệt mới xuất hiện biến thể Delta từ Ấn Độ, biến thể Lambda từ Peru.

Hiện tại hai loại virus này đều đã có vắc xin phòng bệnh, tuy nhiên COVID-19 cần có tỷ lệ tiêm vắc xin cao hơn cúm mới có thể đạt được miễn dịch cộng đồng để bảo vệ người dân tránh được nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh nhân tiến triển thành bệnh nặng hay nguy cơ tử vong nếu bị nhiễm bệnh.  

Những triệu chứng tương tự giữa cúm, bệnh đường hô hấp khác và COVID-19

COVID-19, cúm và các bệnh đường hô hấp khác có những triệu chứng tương tự nhau, một người có thể bị nhiễm đồng thời cả cúm và COVID-19 sẽ có các triệu chứng của cả hai bệnh nên không thể chẩn đoán chỉ dựa trên các triệu chứng, cần phải làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định.

Các triệu chứng phổ biến mà COVID-19 và bệnh cúm bao gồm: sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh; ho; thở nhanh hoặc khó thở; mệt mỏi; viêm họng; chảy nước mũi hoặc ngạt mũi; đau mỏi cơ; đau đầu; nôn và tiêu chảy; thay đổi hoặc mất vị giác hoặc khứu giác (hay gặp ở COVID-19); nhiễm khuẩn huyết hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em 80% khi nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, thường hồi phục sau khoảng 1 tuần; 15% tiến triển thành viêm phổi, viêm phổi nặng cần phải nhập viện; 5%: cần nhập khoa hồi sức tích cực vì diễn biến nặng và nguy kịch. 

Thời gian từ khi có triệu chứng tới khi diễn biến nặng thường sau khoảng 7-8 ngày.

Mức độ nghiêm trọng khác nhau giữa COVID-19 và cúm

COVID-19 và bệnh cúm  đều có thể dẫn đến bệnh nặng và biến chứng trên những người có nguy cơ cao gồm: người cao tuổi, có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của COVID-19 cao hơn cúm. 

COVID-19 và bệnh cúm đều có thể gây ra các biến chứng, bao gồm: viêm phổi; suy hô hấp; hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS); tổn thương tim; suy đa cơ quan; tình trạng bệnh mạn tính trở nên tồi tệ hơn; viêm não hoặc các mô cơ; nhiễm trùng thứ phát (nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm có thể xảy ra ở những người đã bị nhiễm cúm hoặc COVID-19). COVID-19 có thêm biến chứng: rối loạn đông máu, hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch.

Hướng xử trí khi bị nhiễm bệnh

Vắc - xin là công cụ quan trọng nhất trong kiểm soát đại dịch COVID -19.

Vắc - xin là công cụ quan trọng nhất trong kiểm soát đại dịch COVID -19.

Khi có dấu hiệu nhiễm cúm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID - 19, mọi người cần:

+ Nghỉ ngơi, tránh hoạt động gắng sức.

+ Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.

+ Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin nếu cần thiết.

+ Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.

+ Phòng ở cần đảm báo thông thoáng, lưu thông khí tốt, hạn chế sử dụng điều hoà nhiệt độ, nên mở cửa sổ để có nhiều ánh sáng.

+ Giữ ổn định về tâm lý: Không nên quá lo lắng, căng thẳng.

 Hiện tại COVID-19 và cúm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và dự phòng biến chứng. 

Cũng đã có một số thuốc kháng virus được khuyến cáo dùng để điều trị hỗ trợ khi bị nhiễm virus cúm. 

Với COVID-19 hầu hết các thuốc kháng virus đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và cho thấy hiệu quả điều trị chưa rõ ràng. REDEMSIVIR là thuốc duy nhất được FDA (cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp nhận sử dụng để điều trị COVID-19 tuy nhiên giá thành còn rất đắt, chưa phổ biến ở Việt Nam và chỉ được sử dụng trong các cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19.

Nếu trong  trường hợp đã được chẩn đoán xác định nhiễm COVID-19 (không có triệu chứng hoặc nhẹ) chưa có chỉ định nhập viện cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu bệnh tiến triển để kịp thời thông báo với y tế địa phương để đưa ra hướng xử trí phù hợp.

Phòng bệnh là quan trọng nhất

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả với bệnh cúm và COVID - 19.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả với bệnh cúm và COVID - 19.

Để phòng bệnh COVID-19 và cúm, mọi người cùng tuân thủ, thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế: đeo khẩu trang khi tiếp xúc, khử khuẩn thường xuyên, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, không tập trung đông người, khai báo y tế thường xuyên.

 Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh COVID-19 và cúm sẽ giúp cơ thể phòng tránh được bệnh tật và thể hiện trách nhiệm của bản thân với gia đình, cộng đồng.

Khi có những dấu hiệu bệnh đường hô hấp, có yếu tố dịch tễ, mọi người hãy chủ động báo với cơ sở y tế tại địa phương và thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của nhân viên y tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Sắp có một loại vắc-xin chống lại cả COVID-19 và cúm?

Công ty công nghệ sinh học Novavax của Mỹ đang trong quá trình phát triển một loại vắc-xin có thể bảo vệ chống lại cả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ThS. BS Vũ Mạnh Cường ([Tên nguồn])
Cách phòng tránh Covid-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN