Chỉ cần 1 phút để phát hiện người thân của bạn có dấu hiệu đột quỵ hay không

Sự kiện: Bệnh tim mạch

Nếu quan sát, chỉ trong một phút bạn sẽ nhận biết được dấu hiệu đột quỵ và đưa người thân đi cấp cứu trong thời gian vàng.

PGS.TS Mai Duy Tôn – Trưởng phòng Cấp cứu 1, Khoa cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vào dịp mùa nắng nóng và mùa lạnh là số người bị đột quỵ lại tăng lên.

Chỉ cần 1 phút để phát hiện người thân của bạn có dấu hiệu đột quỵ hay không - 1

PGS.TS Mai Duy Tôn hướng dẫn cách nhận biết dấu hiệu đột quỵ.

Bệnh đột quỵ là tai biến mạch máu não có thể ở dạng xuất huyết não hoặc tắc động mạch do huyết khối có thể xảy ra với bất kỳ ai. Sau đột quỵ, cứ một phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi. Do vậy, bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt. Chính vì thế, nhận biết, đánh giá và xử trí ban đầu rất quan trọng.

Chỉ cần một phút là có thể nhận biết dấu hiệu đột quỵ:

PGS.TS Mai Duy Tôn khuyến cáo, để xác định dấu hiệu đúng của đột quỵ, những người xung quanh chỉ cần dành 1 phút chú ý và hỏi người bệnh ba từ: nói – cười – chào.

1.Nói:  Nếu đứng trước người có biểu hiện của cơn đột quỵ bạn hãy bảo người đó nói. Nếu nói ngọng, khó nói, hoặc không nói được là dấu hiệu báo cơn đột quỵ.

2. Cười: Khi cười người sắp đột quỵ có dấu hiệu méo mồm và cười nhìn dấu hiệu này rõ hơn.

3. Chào: Hãy nói người đó giơ tay chào, nếu không giơ được tay là dấu hiệu cơn đột quỵ.

Tóm lại, nếu giơ tay không giữ được, khóe miệng xệ (lệch bên miệng), nói với giọng bất thường hoặc không nói được… thì 90% là đột quỵ.

Ngoài ra, người bị đột quỵ còn có các triệu chứng gợi ý đột quỵ: Yếu hoặc tê mặt, tay hoặc chân, đặc biệt một bên cơ thể, rối loạn ý thức, có bất thường về lời nói hoặc sự hiểu biế, bất thường về nhìn ở một hoặc cả 2 bên mắt, mất thăng bằng, chóng mặt hoặc phối hợp động tác, đau đầu dữ dội mà không rõ căn nguyên

Nhận thấy người thân có dấu hiệu đột quỵ, việc đầu tiên cần làm là hãy gọi 115.  Khi gọi 115 người bệnh sẽ được cấp cứu ban đầu và 115 sẽ giúp đưa người bệnh vào cơ sở y tế điều trị tốt nhất, chuyên sâu về đột quỵ.

Bác sĩ Tôn cũng cảnh báo, các cách dân gian được mọi người hay truyền tai nhau là nặn máu ở tay, chân, dái tai đều không có tác dụng bởi các nghiên cứu về đột quỵ đều cho rằng nó là phương pháp sai khoa học.

Đặc biệt, trong thời điểm đó người nhà không nên cho người bệnh ăn thứ ăn, đồ uống hay uống thuốc để tránh bị sặc.

 Thời gian vàng từ 4 – 6h đầu của điều trị đột quỵ rất quan trọng, bệnh nhân vào viện càng sớm thì cơ hội cứu sống càng cao, di chứng càng ít.

Tuy nhiên, thực tế, không ít gia đình do chủ quan, thiếu hiểu biết để bệnh nhân ở nhà tự điều trị bằng thuốc khiến họ bị mất cơ hội điều trị.

Clip: PGS.TS Mai Duy Tôn hướng dẫn sơ cứu người bị đột quỵ

7 triệu chứng đột quỵ nghiêm trọng bạn không nên bỏ qua

Mỗi năm trung bình có hơn 100. 000 phụ nữ dưới 65 tuổi bị đột quỵ. Tiến sĩ Andrew Stemer của bệnh viện đại học MedStar...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh tim mạch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN