Cảnh báo nguy cơ tiêu chảy từ bột mì

Cuối tháng 6, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra cảnh báo nguy cơ nhiễm khuẩn từ vi khuẩn E. coli trong bột mì.

Bột mì dùng làm bánh, làm kem, làm đồ chơi cho trẻ em chơi... có thể chứa vi khuẩn E. coli và gây ngộ độc nếu người dùng ăn bột sống.

FDA đã phát hiện một số trường hợp ngộ độc có liên quan đến bột của General Mills.

General Mills đã thông báo thu hồi 10 triệu pound bột mì hiệu Gold Medal, Signature Kitchen’s, Wondra. Nếu có các loại bột này theo thông báo, người dùng nên vứt đi.

FDA đưa ra cảnh báo rộng rãi hơn, rằng bất kỳ loại bột nào, không phụ thuộc vào thương hiệu, đều có thể bị nhiễm khuẩn. Bột bị nhiễm khuẩn có thể từ tự nhiên. Vi khuẩn từ chất thải động vật có thể gây ô nhiễm hạt, sau đó hạt được thu hoạch và xay thành bột, kèm theo vi khuẩn.

Khi chế biến bột bằng cách nấu chín, nướng... thì có thể diệt được vi khuẩn. Tuy nhiên, bột thô chưa chế biến sẽ vẫn còn vi khuẩn. Triệu chứng thường gặp khi nhiễm khuẩn E. coli là tiêu chảy, đau bụng. Nếu trầm trọng, người nhiễm khuẩn có thể bị suy thận, đặc biệt là trẻ dưới năm tuổi, người già.

Cảnh báo nguy cơ tiêu chảy từ bột mì - 1

Trẻ em có thể nếm phải bột sống khi chơi bột nặn tự làm, có nguy cơ tiêu chảy vì bột nhiễm khuẩn E. coli. Ảnh: Hải Ly

FDA cảnh báo người dùng không ăn bột sống, bột thô, cũng không nên tự làm món kem bột (bơ, đường, nước, bột trộn chung theo công thức) vì bột này chưa qua nấu nướng. Nếu muốn ăn món này thì nên mua sản phẩm thương mại, đừng tự làm. Các doanh nghiệp cần sử dụng bột mì và trứng tiệt trùng. Người dùng cần nấu, nướng bột đủ thời lượng. Rửa tay, dụng cụ tiếp xúc bột, bề mặt bếp... thật kỹ khi dùng chế biến món ăn với bột.

Với trẻ em, vốn thường chơi các trò với bột nặn, có thể ăn phải bột sống nhiễm khuẩn. Trẻ không ăn nhưng cầm nắm bột trên tay, sau đó lại ngậm tay của mình, cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì vậy, FDA cũng khuyến cáo các trường học, điểm giữ trẻ, khu vui chơi, nhà hàng... không nên cho trẻ chơi với bột.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Ly (Pháp luật TPHCM)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN