CẬP NHẬT DỊCH NGÀY 5/6: Bệnh nặng lên, nguy kịch vì sợ COVID-19 không dám đến bệnh viện

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Nhiều người bệnh ngại không dám đến bệnh viện khám, điều trị bệnh vì sợ tiếp xúc đông người sẽ lây nhiễm, bị cách ly…

CẬP NHẬT DỊCH NGÀY 5/6: Bệnh nặng lên, nguy kịch vì sợ COVID-19 không dám đến bệnh viện - 1

Trao đổi với Tiền Phong, Bệnh viện Đà Nẵng cho hay những ngày gần đây liên tiếp tiếp nhận các trường hợp người bệnh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng vì không được đưa đến bệnh viện kịp thời.

Bệnh nhân X.L. (66 tuổi, trú quận Liên Chiểu) có tiền sử đái tháo đường, suy tim. Trước đó gần một tuần, bà L. có dấu hiệu mệt, đau âm ỉ vùng thượng vị nhưng không đến bệnh viện khám mà tự ý điều trị tại nhà. Khi có dấu hiệu mệt nhiều hơn, khó thở tăng, bà L. mới nhập viện cấp cứu. Lúc này, tình trạng bà đã nguy kịch, ngưng tuần hoàn. Các bác sĩ chẩn đoán bà L. bị nhồi máu cơ tim cấp, chuyển khoa Hồi sức tích cực -chống độc (HSTC-CĐ) làm VA ECMO (tim phổi nhân tạo). Tuy nhiên, bà đã không qua khỏi.

Người bệnh không đến bệnh viện bệnh tình sẽ nặng hơn, thêm khó khăn và tốn kém khi điều trị. Ảnh: BVCC.

Người bệnh không đến bệnh viện bệnh tình sẽ nặng hơn, thêm khó khăn và tốn kém khi điều trị. Ảnh: BVCC.

Tương tự, bệnh nhân Đ.H. (57 tuổi, trú tại Đà Nẵng) cũng nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngưng tuần hoàn hô hấp. Ông H. có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, hạ đường máu, suy tim. Ông hôn mê tại nhà, được người nhà đưa vào cơ sở y tế địa phương, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng. Tại đây, các bác sĩ tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp sau gần 5 phút, bệnh nhân có nhịp tim trở lại và được chuyển vào khoa HSTC-CĐ. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi. Mặc dù đã được thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tim phổi tối đa nhưng bệnh nhân cũng không qua khỏi.

BS.CKII Hà Sơn Bình, Trưởng khoa HSTC-CĐ cho biết, đây là hai trong số các trường hợp nguy kịch được khoa tiếp nhận trong tuần qua. Các trường hợp này đều có bệnh lí nền, đưa đến bệnh viện muộn và không thể cứu chữa. Hiện, tại khoa đang điều trị cho bệnh nhân nữ đã can thiệp VA ECMO, thở máy. Trước đó, bệnh nhân mệt, tức ngực trái nên nhập cấp cứu BVĐN. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, ngoài ra còn xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, tá tràng. Bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng rất nặng nhưng được đưa vào viện sớm, được cấp cứu kịp thời nên hiện tại tình hình tiến triển tốt, đã cai được VA ECMO.

Người dân tới bệnh viện Đà Nẵng phải khai báo y tế, sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt...

Người dân tới bệnh viện Đà Nẵng phải khai báo y tế, sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt...

Theo BS.CKII Hà Sơn Bình, do quá sợ hãi dịch COVID-19 nên nhiều người bệnh mạn tính không dám đến bệnh viện khám, kiểm tra sức khỏe định kì mà tự ý theo dõi tại nhà hoặc bỏ điều trị. Điều này, khiến bệnh diễn biến nặng hơn, khi đó việc điều trị sẽ nhiều khó khăn, tốn kém.

“Người bệnh có các bệnh lí mạn tính, khi có các biểu hiện bất thường phải báo người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời. Và nên đến bệnh viện để tái khám, kiểm tra sức khỏe định kì, tránh trì hoãn để xảy ra các biến chứng đáng tiếc”, bác sĩ Bình khuyến cáo.

Được biết, tại Bệnh viện Đà Nẵng có khu khám sàng lọc riêng biệt cho những người có yếu tố dịch tễ hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2. Tất cả người bệnh đến khám bắt buộc phải khai báo y tế, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách. Riêng đối với những người bệnh nội trú, người bệnh sẽ được xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi nhập viện và được nhân viên y tế chăm sóc toàn diện, người nhà không được vào chăm. Trong trường hợp người bệnh rất nặng, người nhà vào chăm phải xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi vào.

Nguồn: [Link nguồn]

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để dịch ”dây dưa” trong khu vực cách ly, phong toả

Với công tác cách ly, địa điểm nào đã khoanh vùng, cách ly phải kiểm soát nghiêm ngặt, giãn cách triệt để, không để...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Trần ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN