Bé 10 tuổi mắc ung thư dạ dày do chủ quan của người lớn, chuyên gia chỉ rõ 4 điều bố mẹ cần biết để tránh lây bệnh cho con

Sự kiện: Bệnh về dạ dày

Vừa qua, cậu bé 10 tuổi (Hồ Nam, Trung Quốc) bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày khiến cha mẹ bé vô cùng ân hận vì sự chủ quan của người lớn.

Được biết, cha mẹ của bé có tiền sử bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), tuy nhiên họ cho rằng vi khuẩn này không gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống thường ngày nên chủ quan và điều trị không dứt điểm. Đến khi sinh con, họ cũng không để ý và vẫn thường xuyên hôn hít và không ngần ngại mớm đồ ăn cho con.

Không những thế, do cậu bé lười ăn nên luôn được chiều chuộng, thích ăn gì là được ăn nấy. Cậu có khoái khẩu là thích ăn những đồ ăn nhanh chứa hàm lượng calo cao như khoai tây chiên, bánh mì kẹp thịt... Bữa ăn hàng ngày, cậu chỉ thích ăn thịt, không thích ăn rau.

Sau khi có kết quả chẩn xác và điều tra bệnh sử của bé, bác sĩ rút ra được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này là cậu bị truyền nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) từ cha mẹ và thói quen ăn uống không khoa học.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chuyên gia chỉ rõ những con đường lây nhiễm vi khuẩn HP

Theo thống kê, có thể lên tới 80% trường hợp bị nhiễm HP là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm vi khuẩn HP từ những người mắc bệnh sang người lành. Ví dụ trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao bởi thói quen sinh hoạt cộng đồng.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ người nhiễm khuẩn HP khá cao nhưng không phải trường hợp nào cũng gây nên các triệu chứng, biến chứng ở đường tiêu hóa,.. Tuy nhiên, bạn nên biết cơ chế lây nhiễm của căn bệnh này để phòng tránh.

Con đường lây nhiễm HP trong sinh hoạt hằng ngày

Con đường lây nhiễm HP trong sinh hoạt hằng ngày

Vi khuẩn HP rất dễ lây và lây lan rất nhanh từ người sang người qua các con đường sau:

Lây nhiễm qua đường miệng – miệng: việc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh qua giao tiếp hàng ngày, hôn hay dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân với người bệnh. Khoảng hơn 90% những người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP mắc bệnh do lây truyền qua con đường này. Những gia đình có người bị nhiễm khuẩn HP thì khả năng lây lan cho người thân thường rất cao.

Lây nhiễm qua đường tiêu hóa: vi khuẩn HP tồn tại trong phân người bệnh, khi đào thải ra ngoài có khả năng lây lan trong cộng đồng. Bên cạnh đó việc ăn uống không hợp vệ sinh, ăn đồ sống hay không rửa sạch tay trước và sau khi ăn đều làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Lây nhiễm qua việc dùng chung các dụng cụ y tế như dụng cụ nha khoa, nội soi dạ dày, tai mũi họng không được vệ sinh kỹ lưỡng, dẫn tới việc lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.

Lây nhiễm qua nguồn nước sinh hoạt: vi khuẩn HP có thể tồn tại trong môi trường nước, do đó rất dễ xảy ra khả năng lây nhiễm cộng đồng.

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh, bạn cần đi khám sớm

- Thường xuyên đau bụng không rõ nguyên nhân, luôn có cảm giác đầy hơi, ăn uống khó tiêu.

- Ợ hơi, ợ chua, nôn khan vào buổi sáng, thậm chí là đau bụng thường xuyên.

- Người có các dấu hiệu của bệnh lý viêm loét dạ dày, đại tiện phân có màu sắc bất thường như: phân đen, phân có máu,...

Nguồn: [Link nguồn]

Có những dấu hiệu này cần khám ung thư dạ dày ngay lập tức, đừng chần chừ kẻo quá muộn

TS.BS Phạm Văn Bình, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Robot, Trưởng khoa Ngoại bụng 1 Bệnh viện K TW chỉ ra những dấu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Bệnh về dạ dày Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN