Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc và EU giảm mạnh vì Covid-19

Là một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến cho giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc và EU cùng giảm mạnh.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 2/2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 991 triệu USD, giảm gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2020 giảm mạnh - Ảnh VASEP

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2020 giảm mạnh - Ảnh VASEP

Trong đó, thị trường bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc khi kim ngạch 2 tháng đầu năm giảm mạnh tới 44%. Dự báo việc đóng cửa các cửa khẩu do dịch Covid-19 có thể làm giảm ít nhất 20% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm.

Thống kê của VASEP cho thấy, xuất khẩu cá tra bị ảnh hưởng nặng nề nhất Covid-19 bởi riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 35% xuất khẩu cá tra Việt Nam. Tổng xuất khẩu cá tra 2 tháng qua đạt 210 triệu USD, giảm tới 32%.

Ảnh hưởng của đại dịch đã khiến hàng loạt hệ thống bán lẻ, siêu thị đình trệ, hệ thống giao nhận bị tắc nghẽn nên xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đã giảm mạnh 52%. Không chỉ giảm mạnh tại Trung Quốc mà xuất khẩu cá tra sang Mỹ cũng giảm 27%, sang EU giảm 40%, các nước ASEAN giảm 19%.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, sau những khó khăn trong việc xuất khẩu thị trường Trung Quốc những tháng đầu năm 2020, đến thời điểm này, nhiều đơn hàng tại Trung Đông, Châu Á hay Nam Mỹ cũng bắt đầu ách tắc, hủy hoặc thông báo tạm ngừng mà chưa có thời gian quay trở lại.

Tính đến hết tháng 2, xuất khẩu tôm vẫn tăng nhẹ 2,6% đạt 383 triệu USD, chủ yếu nhờ thị trường Nhật Bản vẫn ổn định khi tăng 16%, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 37%, sang EU giảm 15%.

Đối với thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đang chờ đợi và hy vọng qua tháng 3, đến tháng 4 khi nền kinh tế nước này ổn định trở lại sau dịch Covid-19 nhu cầu thị trường sẽ tăng lên và doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch qua đường biển.

Thống kê về giá trị các mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 - nguồn VASEP

Thống kê về giá trị các mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 - nguồn VASEP

Thị trường xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc chưa bị ảnh hưởng trong 2 tháng đầu năm nhưng sẽ phải chịu tác động khá dài. Nếu ngành tôm duy trì sản xuất ở mức độ chấp nhận được, dự trữ một phần cầm cự ít nhất đến tháng 6 thì hy vọng xuất khẩu sang thị trường này sẽ ổn định.

Những doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường EU đang đối mặt với nhiều thách thức khó khăn bởi dịch bệnh đang bùng phát tại đây. Đến nay đã có từ 35-50% đơn hàng xuất khẩu tôm đi Mỹ và EU bị tạm hoãn giao hàng hoặc hủy do khách không bán được, lượng tồn kho tại cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đều lớn, kho lạnh đã đầy và không còn đủ sức chứa.

Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp tôm cần tập trung vào 2 giải pháp căn bản: Phân bổ tài chính, nguồn lực để có thể vượt qua thời gian cầm cự này cùng người nuôi, khách hàng, đảm bảo đơn hàng; Cân đối lại cơ cấu thị trường, không tập trung vào một số thị trường như trước đây, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc.

Xuất khẩu hải sản 2 tháng đầu năm 2020 giảm 7%, giảm mạnh nhất là mực bạch tuộc, cá ngừ, chủ yếu do thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp hải sản hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng để duy trì công ăn việc làm cho công nhân, vì đơn hàng xuất khẩu bị giảm hoặc bị hủy.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hải sản đưa ra nhận định tháng 1/2020 mới là thời điểm bắt đầu cho giai đoạn ách tắc trong hoạt động thương mại thủy sản. Từ tháng 3 này khi dịch bệnh tăng tốc và lan tỏa ở mức độ chóng mặt sẽ kéo theo những hệ quả nặng nề ngày càng trầm trọng hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau khi Thủ tướng chỉ đạo giảm giá lợn hơi, giá thịt tại các chợ dân sinh thế nào?

Dù Chính phủ yêu cầu đưa giá lợn hơi xuống dưới 60.000 đồng/kg, nhưng ngày hôm nay (23/3) khảo sát tại một số chợ dân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN