Ôtô máy dầu liệu có kinh tế hơn không?

Lâu nay các hãng xe đã tận dụng truyền thông để “tiêm” vào đầu khách hàng suy nghĩ tiềm thức về sự kinh tế khi sử dụng động cơ máy dầu. Nhưng thực tế lại khác…

Mất 14 năm, xe máy dầu mới bắt đầu thể hiện được tính “kinh tế”

Bấy lâu nay, xe chạy máy dầu luôn được cho là tiết kiệm hơn nhưng một nghiên cứu mới đây từ nhóm đại diện cho người tiêu dùng Mỹ là Consumer Watchdog đã chỉ ra rằng, ôtô máy dầu còn tiêu phí hơn cả những mẫu xe chạy xăng. Bản báo cáo đã đi đến kết luận: “động cơ máy dầu không còn là một lựa chọn mặc định cho mục tiêu tiết kiệm kinh tế”.

Ôtô máy dầu liệu có kinh tế hơn không? - 1

Dòng xe máy dầu thường có giá cao hơn máy xăng

Thực tế các động cơ chạy dầu mang đến một hiệu suất sử dụng cao trên quãng đường di chuyển dài, thường xuyên. Nhưng khi nhìn vào giá những chiếc xe máy dầu luôn đắt hơn máy xăng và 1 lít dầu tại Mỹ cao hơn 1 lít xăng khoảng 1.200 VND thì liệu xe máy dầu có còn “kinh tế” hơn xe máy xăng!?

Tổ chức Consumer Watchdog đã tiến hành thử nghiệm và nghiên cứu xem việc phải trả một khoản tiền cao hơn từ 1.500 đến 3.000 USD để mua một chiếc xe máy dầu, “tiết kiệm nhiên liệu” có thực sự hiệu quả như mong đợi hay không. Kết quả thật bất ngờ, đúng là có tiết kiệm nhưng cần tới… 14 năm thì chiếc xe máy dầu của bạn mới bắt đầu phát huy tính kinh tế. Đánh giá này dựa trên chi phí thực tế tiền nhiên liệu của 6 mẫu xe chạy thử nghiệm, trong đó, 4 mẫu xe chạy xăng cho hiệu quả kinh tế tốt hơn với những lái xe phải di chuyển trung bình 10.000 dặm (16.093 km) 1 năm. “Nếu quãng đường di chuyển của bạn ít hơn, thì những mẫu xe chạy xăng là lựa chọn tốt hơn cả”. Bản báo cáo nhấn mạnh. Nguyên nhân được lý giải rằng, thứ nhất, hiện nay giá xăng dầu tại Mỹ và một số nước có sự chênh lệch theo hướng giá xăng thấp hơn dầu.

Ôtô máy dầu liệu có kinh tế hơn không? - 2

Thứ hai, những cải tiến trong công nghệ của động cơ xăng ngày càng giúp nó vận hành hiệu quả hơn trước, điều đó đồng nghĩa xe chạy xăng mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ. Một ví dụ cụ thể cho cách tính này là chiếc BMW 530d SE máy dầu có giá khoảng 64.450 USD và mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình 5,74 lít/ 100km sẽ mất 14 năm để bắt đầu tiết kiệm hơn mẫu xe BMW 538i SE máy xăng có giá rẻ hơn 5.763 USD (mức tiêu thụ nhiên liệu là 6,92 lít/100km). Tương tự, với mẫu xe Peugeot 308 SW dung tích động cơ máy dầu 1.6 có giá 29.380 USD (mức tiêu thụ nhiên liệu là 3,92 lít/100km) cũng cần tới 3,1 năm mới có thể vượt lên được với chính mình khi được lắp động cơ máy xăng. Hay như chiếc Ford Fiesta TDCi 1,6 lít có giá 24.390 USD và hiệu suất di chuyển là 3,79 lít/100k cũng mất tới 7,8 năm để bắt đầu thể hiện tính kinh tế hơn chiếc xe cùng loại, chạy động cơ xăng dung tích, 1,25 lít với mức tiêu thụ gần 5 lít/100km.

Phát hiện… khi sự đã rồi!

Trớ trêu thay, phát hiện trên được công bố vào thời điểm thị trường ôtô đã ở mức bùng nổ và phát triển của các mẫu xe máy dầu, hơn một nửa số xe sản xuất mới đã tung ra thị trường là loại động cơ này. Hơn nữa, truyền thông cũng đóng vai trò tích cực trong việc ra quảng cáo về sự tiết kiệm nhiên liệu, tiêm nhiễm vô thức vào đầu khách hàng suy nghĩ “có lợi” khi chọn xe máy dầu. Tất nhiên, với công nghệ sản xuất hiện đại, động cơ diesel ngày càng khắc phục được nhược điểm cũ và tiệm cận dần với tính năng của động cơ xăng như chạy êm và thải ít khí bẩn hơn trước.

Ôtô máy dầu liệu có kinh tế hơn không? - 3

Tại Mỹ: Xe máy dầu không hề tiết kiệm hơn máy xăng

Mặc dù vậy, công nghệ sản xuất hiện đại, động cơ diesel ngày càng khắc phục được nhược điểm cũ và tiệm cận dần với tính năng của động cơ xăng như chạy êm và thải ít khí bẩn hơn trước. Mặc dù vậy, công nghệ sản xuất động cơ diesel mới khá phức tạp và cần hệ thống xử lý khí thải riêng biệt nên giá thường cao hơn động cơ xăng cùng chủng loại. Điều này không có gì khó hiểu bởi công nghệ lai hybird xăng – điện cũng đắt hơn xe thường khoảng vài nghìn USD. Như vậy, có thể thấy việc tiết kiệm hơn động cơ xăng một vài lít nhiên liệu trong khi giá dầu và giá bán xe lại đắt hơn thì đồng nghĩa với việc phải mất rất nhiều thời gian, bạn mới bù được số tiền chênh lệch so với mua xe máy, rồi sau đó mới nghĩ đến chuyện sinh lời từ việc tiết kiệm nhiên liệu.

Công bằng mà nói, với những xe phục vụ mục đích kinh doanh, phải di chuyển nhiều có thể sẽ tốt hơn nếu sử dụng máy dầu dù giá đầu tư loại xe này có thể đắt hơn máy xăng rất nhiều. Nhưng đối với người sử dụng cho nhu cầu đi lại cá nhân, liệu bạn có đủ kiên nhẫn để “trung thành” một chiếc xe trong vòng gần 8 năm thí dụ như chiếc Ford Fiesta, chỉ để đợi đến thời điểm nó bắt đầu giúp bạn tiết kiệm tiền nhiên liệu. Dù bạn chỉ sử dụng trong thành phố là chính, điều đó cũng đã làm bạn mất tới hơn 4 năm, còn nếu thường xuyên lái xe trên nhiều kiểu đường đa dạng thì bạn sẽ khó tránh được nhu cầu cần thay xe trong 8 năm sử dụng. Như vậy, việc phải trả nhiều tiền hơn để sở hữu một chiếc xe máy dầu đồng nghĩa với việc bạn có thể sẽ chẳng thể sớm tiết kiệm thêm được một đồng nào so với việc dùng xe máy xăng. Vì vậy, có thể nói, động cơ máy dầu chẳng thể tiếp tục gắn mác “kinh tế” theo như lời quảng cáo của hãng xe được nữa!

Tính tới tháng 5 năm 2012, số lượng xe máy dầu đã chiếm 51% trên tổng số xe bán ra, trong khi đó động cơ xăng chỉ chiếm 47,5%, 1,5% còn lại là những mẫu xe sử dụng nhiên liệu thay thế. Nếu những thông tin được đưa trong Bản nghiên cứu của Consumer Watchdog được công bố rộng rãi, liệu kết quả bán hàng của xe máy dầu trong tương lai sẽ vẫn ổn (?).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ôtô xe máy VN
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN