Thiếu đơn hàng, lao động nhiều ngành liên tiếp nhận tin xấu

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thiếu hụt đơn hàng, ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, đang cho lao động giãn viêc. Nếu kéo dài, sẽ khiến cả DN và người lao động lao đao.

Nhiều ngành đang thiếu việc làm cho lao động

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, tình hình xuất khẩu sụt giảm đơn hàng tới 50%, dẫn đến nhiều DN ngành gỗ đang trong tình trạng chỉ làm 50% công suất, nên khoảng một nửa lao động không có việc làm.

Ông Lập lo lắng tình hình này sẽ kéo dài đến hết năm 2022 khi các thị trường chính xuất khẩu gỗ của Việt Nam như Hoa Kỳ, châu Âu, Anh đang lạm phát và trải qua sự sụt giảm về nhu cầu rất lớn.

Điều này hiện đang tác động tiêu cực trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành hiện nay, cho chúng ta thấy một bức tranh về thị trường rất ảm đạm.

Tình hình xuất khẩu sụt giảm đơn hàng tới 50%, dẫn đến nhiều DN ngành gỗ đang trong tình trạng chỉ làm 50% công suất

Tình hình xuất khẩu sụt giảm đơn hàng tới 50%, dẫn đến nhiều DN ngành gỗ đang trong tình trạng chỉ làm 50% công suất

Thực tế, xuất khẩu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã giảm 2 tháng liên tiếp. Cụ thế, giá trị xuất khẩu tháng 7 ước đạt 1,41 tỷ USD, giảm 5,5 % so với tháng 6 năm 2022 và giảm 1,6 % so với cùng kỳ năm 2021. Còn tháng 8, giá trị xuất khẩu ước đạt 1,35 tỷ USD, giảm 4,25% so với tháng trước.

Tại Công ty TNHH Gỗ Lee Fu Việt Nam (Đồng Nai), đại diện Công ty cho biết, đơn vị đã tạm ngưng hợp đồng với 700 lao động trong thời gian 1 tháng, chờ có đơn hàng mới thì cho người lao động làm việc trở lại.

Tương tự, các doanh nghiệp ngành giày da trên cũng chung tình cảnh. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) nhấn mạnh, da giày là ngành sử dụng nhiều lao động, mỗi DN có tới hàng nghìn lao động nên việc thiếu đơn hàng vào dịp cuối năm và năm 2023 sẽ khiến ngành này bị xáo trộn.

Theo bà Xuân, hiện đã có DN cho lao động nghỉ 3-4 ngày trong một tháng bằng các hình thức cho người lao động nghỉ phép năm. Còn với người lao động hết phép năm thì cho nghỉ chờ việc hưởng lương tối thiểu vùng.

Tình trạng lao động thiếu việc làm cũng đang xảy ra ở các DN dệt may. Một công nhân may của Công ty Cổ phần Dệt may và Đầu tư thương mại Thành Công (KCN Tân Bình, TP.HCM) cho biết, từ sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, do thiếu đơn hàng nên người lao động được nghỉ thêm một ngày trong tuần, mỗi tuần chỉ làm 5 ngày, mỗi ngày 8 tiếng, không có tăng cao.

Bà Trần Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) thừa nhận, chưa năm nào tình hình xuất khẩu lại “ngược đời” như năm nay.

Bà cho biết, trong quý I, doanh nghiệp nhận đơn hàng nhiều nhưng lại thiếu nhân công, phải chạy khắp nơi tuyển lao động. Nhưng đến quý II, khi đã tuyển đủ nhân công thì đơn hàng không có, nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng đến cuối năm 2022.

Hiện Vitas đang thống kê để có hướng hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó tập trung vào những doanh nghiệp có lượng đơn hàng giảm nhiều, ảnh hưởng đến công nhân.

Cần sự vào cuộc của các Thương vụ tại các nước xuất khẩu

Trước khó khăn trên, ông Lâm cho rằng, muốn giải quyết được vấn đề thiếu việc làm cho lao động, ngoài việc DN phải tìm cách xoay chuyển thị trường, tìm thêm đối tác mới thì cũng cần các Thương vụ cập nhật thông tin và tư vấn về phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp gỗ, đặc biệt là thị trường Mỹ, bởi đây là vấn đề cản trở nhiều nhất đến đơn hàng thời gian qua.

“Phải vận động để các phán quyết của Bộ Thương mại Mỹ không gây thiệt hại quá lớn cho doanh nghiệp Việt”, ông Lâm nói.

Ngành dệt may chiếm khoảng hai triệu lao động, tương đương 25% toàn ngành chế biến, chế tạo. Con số này ở ngành da dày là hơn 1,4 triệu, chiếm tỷ lệ trên 18%

Ngành dệt may chiếm khoảng hai triệu lao động, tương đương 25% toàn ngành chế biến, chế tạo. Con số này ở ngành da dày là hơn 1,4 triệu, chiếm tỷ lệ trên 18%

Bên cạnh đó, theo ông Lâm, Thương vụ cũng cần tăng cường kết nối doanh nghiệp gỗ Việt – Nga và tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp hai bên ký kết hợp đồng, thanh toán và vận chuyển sản phẩm gỗ,...

Phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng mong muốn, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục chia sẻ thông tin về thị trường nước sở tại, nhất là Thương vụ tại khu vực EU, cập nhật thông tin về chiến lược mới liên quan đến dệt may.

Chẳng hạn, thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc phối hợp với cơ quan chức năng nước sở tại làm thế nào thông thoáng con đường vận chuyển giữa hai nước giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên phụ liệu phục vụ kịp thời cho sản xuất.

Thương vụ Việt Nam tại thị trường Mỹ và Pháp cung cấp thông tin và tư vấn cho doanh nghiệp dệt may trong nước những hội chợ phù hợp để tham gia,...

Ngoài ra, Hiệp hội này cũng kiến nghị Chính phủ sớm triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022 để hỗ trợ DN trong thời điểm này.

Nguồn: [Link nguồn]

Các sàn tiền số chuẩn bị tạm ngừng giao dịch vì sự kiện lịch sử

Các tổ chức tiền số khác nhau, từ sàn giao dịch đến cho vay đang có kế hoạch tạm thời vô hiệu hóa nhiều chức năng liên quan để chuẩn bị cho sự kiện “trọng đại” mang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN