Nóng tuần qua: Tân Hoàng Minh thông báo đóng cửa công ty vì có người đe dọa sử dụng vũ khí

Cty TNHH TMDVKS Tân Hoàng Minh vừa ra thông báo tạm dừng mở cửa văn phòng tiếp đón khách hàng từ ngày 15/6/2022.

Tân Hoàng Minh đóng cửa công ty, báo công an vì có người đe dọa sử dụng vũ khí?

Tân Hoàng Minh cho biết, Tập đoàn đang nỗ lực trong việc giải quyết quyền lợi của khách hàng. Lý giải việc tạm dừng đóng cửa văn phòng, tập đoàn cho biết, vừa nhận được thông tin: có khách hàng đe dọa sử dụng vũ khí để tấn công cán bộ nhân viên của tập đoàn. Sự việc đã được tập đoàn trình báo lên cơ quan công an có thẩm quyền.

Nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh căng băng rôn đòi tiền trước trụ sở 24 Quang Trung (Hà Nội)

Nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh căng băng rôn đòi tiền trước trụ sở 24 Quang Trung (Hà Nội)

Trong thời gian chờ cơ quan công an xác minh, điều tra và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tính mạng và sức khỏe của ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của tập đoàn đến giao dịch và làm việc tại trụ sở.

Theo đó, từ ngày 15/6/2022 dừng mở cửa văn phòng tại trụ sở số 24 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngoài ra, tập đoàn thông báo lịch tiếp khách hàng vào chiều 22/6.

Chính thức tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Theo Nghị định 38/2022 của Chính phủ, lương tối thiểu vùng theo tháng sẽ chính thức tăng bình quân thêm 6%, và lần đầu có lương tối thiểu giờ theo 4 vùng áp dụng từ ngày 1/7.

Cụ thể, mức lương tối thiểu Vùng I tăng từ 4,42 triệu đồng/tháng lên 4,68 triệu đồng/tháng; Vùng II tăng từ 3,92 triệu đồng/tháng lên 4,16 triệu đồng/tháng; Vùng III tăng từ 3,43 triệu đồng/tháng lên 3,64 triệu đồng/tháng; Vùng IV tăng từ 3,07 triệu đồng/tháng lên 3,25 triệu đồng/tháng.

Nghị định 38 cũng lần đầu tiên quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng, cụ thể: Vùng I là 22,5 nghìn đồng/giờ; Vùng II là 20 nghìn đồng/giờ, Vùng III là 17,5 nghìn đồng/giờ, Vùng IV là 15,6 nghìn đồng/giờ.

Huỷ hàng loạt chứng nhận đầu tư do "ôm đất" bỏ hoang

Trước tình trạng "ôm đất" bỏ hoang, mới đây, nhiều tỉnh trên địa bàn cả nước tổ chức rà soát, thu hồi dự án. Tại Thái Nguyên, gần giữa tháng 6, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã ký loạt quyết định chấm dứt, thu hồi một số dự án đầu tư trên địa bàn.

Cụ thể, thu hồi, chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất và chế biến chè của Công ty Cổ phần Vạn Tài tại xóm Phúc Tài, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, nay là thành phố Phổ Yên.

Một dự án bỏ hoang

Một dự án bỏ hoang

Quyết định thu hồi, chấm dứt hiệu lực Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng vườn hoa, cây xanh, bãi đỗ xe, các dịch vụ công cộng và Trường mầm non quốc tế chất lượng cao Việt Cường.

Quyết định thu hồi, chấm dứt hiệu lực Quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng vùng chè công nghệ cao hướng hữu cơ kết hợp phát triển du lịch sinh thái Hoàng Nông tại xóm Đồng Khuôn, xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ của Công ty Cổ phần Dreamfarm Việt Nam...

Tương tự, Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc vừa rà soát và công bố, công khai 11 dự án khu đô thị, khu nhà ở và dự án công trình dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chấm dứt hoạt động đợt 1.

Động thái này của các tỉnh cho thấy, các địa phương đang rốt ráo thực hiện chỉ thị 01 của Chính phủ và mạnh tay "siết" lại thị trường bất động sản trong bối cảnh thiếu nguồn cung, người có nhu cầu không mua được nhà, trong khi đó đất đai bỏ hoang, lãng phí.

Ngân hàng thu hồi và rao bán hàng nghìn mét vuông đất để xử lý nợ

Từ đầu tháng 6, ngân hàng Agribank đã ra thông báo thu giữ hàng nghìn m2 đất để xử lý nợ xấu của khách hàng.

Trong khi đó, Agribank Chi nhánh Bình Tân rao bán khoản nợ hơn 708 tỷ đồng của Doanh nghiệp Tư nhân Thanh Tùng. Agribank Chi nhánh Tây Hồ rao bán khoản nợ hơn 86 tỷ đồng của Công ty TNHH Kỹ thuật & TM Trường Hải. Tài sản đảm bảo là tài sản gắn liền với quyền sử dụng 30.300m2 đất tại xã Ngọc Sơn, Tứ Kỳ, Hải Dương.

Agribank Chi nhánh 9 cũng tổ chức đấu giá toàn bộ khoản nợ hơn 50 tỷ đồng của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Tân Mộc Phát.

Ngân hàng thanh lý loạt khoản nợ

Ngân hàng thanh lý loạt khoản nợ

Vietcombank đang siết lô đất 5.073 m2 tại phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh (nay là Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh) để thu hồi nợ.

Vietcombank cũng đang rao bán đấu giá khoản nợ hơn 33 tỷ đồng của Công ty TNHH Việt Trường Sơn được thế chấp bằng 6 quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất tại TP Đà Lạt - Lâm Đồng và TP Bảo Lộc - Lâm Đồng.

Trong thông báo mới nhất, BIDV cho biết ngân hàng đang có kế hoạch siết nợ với Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ xử lý môi trường Cửu Long thông qua việc thu giữ tài sản đảm bảo của doanh nghiệp.

Tương tự, các nhà băng Sacombank, SHB, VietinBank,... gần đây đều có thông báo thu giữ tài sản để siết nợ. Các tài sản này chủ yếu vẫn là bất động sản và một phần là phương tiện vận chuyển, máy móc và thiết bị sản xuất.

Khu đô thị hơn 200 tỷ quá hạn đầu tư lại bị xử phạt

Ngày 16/6, Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk cho biết, liên quan đến Dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo (phường An Lạc, TX Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, gọi tắt là KĐT Buôn Hồ) do Công ty Cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành (tại số 105 Lê Lợi, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) làm chủ đầu tư từng bị Thanh tra Sở phát hiện và lập biên bản xử phạt với hành vi xây dựng nhiều công trình không phép.

Theo Thanh tra Sở Xây dựng, Công ty Cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành đã thực hiện hành vi tổ chức thi công xây dựng hạng mục công trình Nhà siêu thị VN Mart & Cinema và hạng mục sân tennis không có giấy phép xây dựng theo quy định.

Thanh tra Sở Xây dựng đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt 35 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành do ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc đứng đại diện pháp luật.

Đồng thời, Thanh tra Sở Xây dựng yêu cầu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản, ông Trần Quốc Bảo phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Hết thời hạn trên, ông Trần Quốc Bảo không xuất trình người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biên pháp buộc tháo dỡ công trình.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhà vườn tiền tỷ của cầu thủ Tiến Linh, lúc mua cả nhà trong túi chỉ có 30 triệu

Căn nhà có diện tích rộng rãi với sân vườn phía trước kinh doanh quán cà phê.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN